Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Nông dân là chủ thể trong sản xuất

Thứ Sáu, 25/07/2014 | 15:38

Tiến sĩ Đào Thế Anh, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân

Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho nông dân. Bởi, nếu không tăng thu nhập cho nông dân thì nông dân không sản xuất nông nghiệp nữa.

Việc nông dân bỏ ruộng đã xảy ra ở một số nơi. Vì vậy, cần phải xem xét lại cơ cấu cây trồng. Cần thay đổi và có chính sách ưu tiên cho ngành Nông nghiệp. Muốn tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị để tăng thu nhập, không có cách nào hơn ngoài việc phải gắn sản phẩm với nhu cầu thị trường. Tái cơ cấu nông nghiệp cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể cả nền nông nghiệp giữa trồng trọt với chăn nuôi, thủy sản…

M.C. (lược ghi)

Tái cơ cấu là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trong đó, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, liên kết nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau hợp tác làm ăn. Tái cơ cấu nông nghiệp trước hết cần đổi mới tư duy quản lý, đồng thời phải xác định đúng vị trí nông dân là chủ thể chính trong việc liên kết, đổi mới phương pháp sản xuất.

hình thành các vùng sản xuất lúa, tôm, muối mang thương hiệu bạc liêu

Để thực hiện tái cơ cấu có hiệu quả, ngành chức năng đã đưa ra các giải pháp cụ thể. Về nuôi trồng thủy sản, tập trung phát triển các đối tượng nuôi chủ lực tôm sú, tôm thẻ, cua biển, nhuyễn thể. Quản lý và quy hoạch vùng nuôi tôm phù hợp với từng tiểu vùng. Đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa vật nuôi và phương pháp nuôi. Khuyến khích nông dân áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP. Đầu tư xây dựng khu nông nghiệp thủy sản nước lợ, mặn ứng dụng công nghệ cao với quy mô 200ha và vùng nuôi trồng thủy sản với quy mô 15.000 - 20.000ha. Ứng dụng công nghệ cao gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng cây ăn trái ở huyện Phước Long. Ảnh: M.Đ

Phát triển sản xuất lúa phải gắn với đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, các trạm bơm nước. Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng. Tìm đối tác đầu tư liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản với nông dân, gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất. Từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa chịu mặn theo quy trình VietGAP mang thương hiệu Bạc Liêu. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi. Nâng cao chất lượng con giống, xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song đó, khuyến khích nông dân áp dụng công nghệ cao, sản xuất khép kín và liên kết giữa các khâu. Phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm theo hướng trang trại gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhanh chóng chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại an toàn sinh học. Đồng thời, chuyển đổi từ phương thức sản xuất muối đen sang muối trắng. Ổn định địa bàn và diện tích sản xuất muối tập trung. Đa dạng hóa sản phẩm và tiếp tục xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng muối, ưu tiên đầu tư xây dựng vùng sản xuất muối quy mô khoảng 1.500ha với sự tham gia của “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp).

Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng các giải pháp cụ thể về khai thác thủy hải sản, phát triển các loại cây trồng khác, xây dựng vùng rau. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa kết hợp du lịch sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn…

Cần liên kết sản xuất

Thời gian qua, một số doanh nghiệp, công ty đã bao tiêu lúa ở các điểm thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn. Song, việc tiêu thụ lúa cho nông dân còn hạn chế do giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa có niềm tin, còn “dè chừng” nhau.

Theo bà Hồng Kim Thư, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh: “Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã tạo được sự liên kết “4 nhà”. Tuy nhiên, giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp vẫn chưa thật sự tin tưởng nhau trong việc tiêu thụ nông sản. Từ đó, sự liên kết thiếu chặt chẽ và không mang tính lâu dài”.

Hiện nay, ngoài sự liên kết “4 nhà”, cần phải có thêm tổ chức kinh tế của nông dân là hợp tác xã (do nông dân thành lập) phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân. Bởi, doanh nghiệp vẫn là đơn vị kinh doanh, không thể làm dịch vụ phi lợi nhuận cho nông dân. Còn Nhà nước và nhà khoa học cũng không thể trực tiếp làm thay cho nông dân. Vì vậy, “4 nhà” hay “5 nhà” không quá quan trọng. Cái cần cho nền nông nghiệp bền vững phải là thực chất hóa các mối liên kết.

Hiệu quả ban đầu

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây, con khác có hiệu quả hơn. Từ đầu năm 2014 đến nay, tỉnh đã có 9.000ha thực hiện mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất lúa. Chủ yếu là các mô hình cánh đồng mẫu lớn tập hợp nông dân liên kết sản xuất.

Một số huyện, thành phố quy hoạch tái cơ cấu lại nông nghiệp. Điển hình là huyện Phước Long đã bố trí lại lúa, màu ở vùng ngọt; quy hoạch sản xuất rau màu ở xã Vĩnh Phú Đông; đầu tư ô đê bao khép kín để trồng bắp 20ha. Hướng tới, huyện sẽ mở rộng diện tích bắp khoảng 50ha gắn kết với việc bao tiêu sản phẩm. Còn ở vùng mặn, huyện bố trí lại sản xuất vùng tôm - lúa, tôm càng xanh - cá.

Ngoài ra, huyện Phước Long đã thành lập các tổ sản xuất, tổ hợp tác và các hợp tác xã để hướng nông dân liên kết trong sản xuất. Đồng thời, đưa ra một số mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững như mô hình lúa - tôm, tôm - cua - cá, tôm - lúa - cá và các mô hình đa cây, đa con kết hợp. Bên cạnh đó, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế đối với các mặt hàng nông sản.

Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long cho biết: “Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của huyện, con tôm vẫn là đối tượng nuôi chủ lực với diện tích 10.000ha. Ở vùng chuyên tôm, nơi nào nông dân thiệt hại thì huyện khuyến cáo chuyển đổi áp dụng mô hình đa con như tôm - cua - cá. Huyện cũng đã khuyến khích bà con phát triển, mở rộng diện tích nuôi một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cua, cá chình, cá bống tượng…”.

Minh Đạt 

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.