Bồ đề Mother Water: Chung tay cùng nông dân sản xuất “tôm sạch, lúa an toàn”

Thứ Sáu, 24/07/2020 | 16:15

Theo phản ánh của bà con nông dân, chưa năm nào người nuôi tôm lại gặp khó như năm nay. Ngoài ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, thì điều kiện thời tiết diễn biến thất thường khiến nông dân chưa an tâm thả nuôi vụ tôm mới.

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (bìa phải) tham quan mô hình nuôi tôm sử dụng sản phẩm của Công ty Bồ Đề. Ảnh: L.D

NUÔI TÔM GẶP KHÓ

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, trong tháng 7/2020, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 770ha tôm nuôi bị thiệt hại. Qua thống kê và phân tích nguyên nhân tôm chết cho thấy, chiếm gần 90% do ảnh hưởng môi trường và thời tiết. Điều đáng quan tâm, nếu như trước đây tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu tập trung trên diện tích nuôi theo mô hình thâm canh - bán thâm canh, thì năm nay lại lan rộng ra cả mô hình nuôi tôm quảng canh vốn được xem là ít rủi ro.

Qua khảo sát thực tế, các vùng nuôi tôm quảng canh và áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm ở vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A năm nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn nên nhiều nơi độ mặn và phèn lên rất cao, vượt ngưỡng phát triển của con tôm. Do vậy, nhiều nơi diện tích nuôi tôm quảng canh và cả mô hình sản xuất lúa - tôm thay nhau bị thiệt hại trắng. Ông Trần Quốc (huyện Hồng Dân) than: “Do ảnh hưởng thời tiết nên năm nay nuôi tôm rất khó, tôm chậm lớn và dễ bị thiệt hại. Vì vậy, đến nay gia đình tôi vẫn chưa dám thả tôm nuôi mới và đợi cho mưa nhiều, giảm mặn mới dám thả nuôi”. Cùng tâm trạng này, nhiều nông dân khác cũng đang trông đợi vào thời tiết và thả nuôi theo kiểu “cầm chừng”.

TRÚNG 3 VỤ TÔM NHỜ BỒ ĐỀ

Trong khi những nông dân khác còn lo ngại và chưa dám đầu tư thả nuôi vụ tôm mới, thì một số nông dân ở vùng sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A lại mạnh dạn thả nuôi vụ tôm mới, vì họ đã có sản phẩm Bồ Đề Mother Water của Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu.

Nông dân Trần Văn Huấn (xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) phấn khởi cho biết: “Nếu như trước đây khi gặp hạn, mặn và thời tiết thất thường nông dân rất lo, nhưng từ khi sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Mother Water của Công ty Bồ Đề thì gánh nặng này đã được trút bỏ. Môi trường ao nuôi được cải thiện đáng kể, tôm phát triển nhanh, thịt chắc, nặng cân và chi chí đầu tư thấp, công lao động cũng giảm rất nhiều. Cái được và thành công nhất của người nông dân không đơn giản là sản xuất ra con tôm sạch với kích cỡ lớn, mà chính là sản phẩm Mother Water đã cải tạo và làm thay đổi môi trường ao nuôi. Đây chính là tiền đề cho phát triển bền vững, vì môi trường chính là yếu tố quan trọng và quyết định thành, bại trong nuôi tôm”.

Theo ông Trần Văn Huấn, một trong những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water chính là giảm tối đa các khoản chi phí phát sinh, nhưng lại hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Nếu như trước đây, gia đình ông phải sử dụng hơn 20 chế phẩm và nhiều loại thuốc thú y thủy sản khác phục vụ cho cả quá trình nuôi tôm, thì từ khi áp dụng quy trình của Công ty Bồ Đề chỉ sử dụng duy nhất một sản phẩm là Bồ Đề Mother Water.

Với sản phẩm này, đã giúp cho gia đình ông tiết kiệm gần 70% chi phí đầu tư, công lao động. Đặc biệt, gia đình ông đã thành công với 3 vụ nuôi tôm trên đất lúa là nuôi tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh, với năng suất đạt trên 2 tấn/ha và thu lãi hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, sau khi thu hoạch xong, ông tiếp tục cải tạo đất và thả nuôi vụ tôm mới.

Không chỉ có gia đình ông Huấn mà nhiều nông dân khác cũng đã thành công với mô hình nuôi tôm trong điều kiện hạn mặn, như hộ ông Phạm Văn Sơn (xã Phong Thạnh, TX. Giá Rai) với mô hình nuôi tôm sú sử dụng sản phẩm của Bồ Đề Mother Water cho trọng lượng từ 16 - 18 con/kg…

Với những lợi ích thiết thực mang lại từ sản phẩm này, việc sử dụng Bồ Đề Mother Water còn được xem như giải pháp và lựa chọn tối ưu của người nông dân trong ứng phó với hạn, mặn và xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân Trần Văn Huấn (xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) trúng vụ tôm càng xanh.

TẤT YẾU PHẢI LÀ “TÔM SẠCH, LÚA AN TOÀN”

Thực hiện Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” gắn với Chương trình “sản xuất tôm sạch, lúa an toàn”, đặc biệt là tích cực thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; mới đây, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có chuyến tham quan thực tế mô hình sản xuất lúa - tôm có sử dụng sản phẩm của Bồ Đề Mother Water.

Qua khảo sát thực tế, ông Kim Văn Tiêu đã đánh giá rất cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình. Đồng thời, khẳng định việc sản xuất ra sản phẩm sạch là nhu cầu tất yếu phải làm, vì nó phù hợp với sự phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, nhất là Việt Nam vừa ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA).

Thực tế cho thấy, với xu thế hội nhập và vệ sinh an toàn thực phẩm được các nước nhập khẩu xem là yếu tố hàng đầu như hiện nay, thì việc sử dụng các sản phẩm sạch trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản là khâu mang tính quyết định. Giải quyết tốt bài toán này, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững, mà còn là giải pháp duy nhất để xây dựng thương hiệu cho con tôm xuất khẩu của Việt Nam. Hòa vào xu thế đó và tâm huyết với người nông dân, Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu đã thực hiện Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, nhằm làm thay tư đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Qua đó, giúp người nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra và hướng đến sản xuất hàng hóa lớn, hàng hóa chất lượng theo nhu cầu của thị trường, giúp người nông dân tối đa hóa lợi nhuận, tất cả vì sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp tiên tiến và chủ động hội nhập.

KIM TRUNG

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.