Rửa mặn trong canh tác lúa trên đất nuôi tôm

Thứ Sáu, 04/09/2020 | 18:25

Bơm nước vào rửa mặn. Ảnh: M.Đ

Rửa mặn được xem là khâu kỹ thuật quan trọng nhất trong sản xuất lúa trên đất tôm. Đây là khâu quyết định đến sự thành công của gieo sạ, cấy lúa. Làm đất, rửa mặn cần chú ý đủ thời gian rửa và số lần xổ nước; để rửa mặn tầng đất được sâu hơn, giúp rễ lúa phát triển được tốt cần xới xáo đất để nước ngọt ngấm sâu vào tầng đất canh tác. Trên những vùng đất lầy thụt, trong quá trình rửa mặn cần có thời gian phơi đất để tạo điều kiện phân hủy chất độc trong đất và mặt đất được thông thoáng hơn. Xổ nước rửa mặn phải từ 5 đến 7 lần, thời gian rửa ít nhất từ 20 đến 30 ngày. Sau khi đã hoàn tất khâu rửa mặn, trước khi xuống giống tiến hành bừa trục lại lần cuối.

Nông dân cần bố trí vụ tôm kết thúc sớm để có thời gian rửa mặn triệt để. Đất nhiễm mặn là hiện tượng trong đất có chứa nhiều dung dịch muối. Để rửa mặn hiệu quả, trước tiên cần phải bón vôi với liều lượng 1 - 2 tấn/ha. Nếu chất đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, còn với đất mặn không có phèn nên bón vôi CaCO3.

Sau đó, cày xới để đất tơi xốp, tăng khả năng thấm rút nước giúp cho việc rửa các muối trong đất được dễ dàng, đồng thời giúp vôi trộn đều trong đất. Khi có mưa, cho nước mưa không phải bơm nước ngọt ngập mặt ruộng (mặt trảng) ngâm khoảng 2 đến 3 đêm, sau đó tháo cạn và lặp lại từ 3 - 5 lần đến khi độ mặn trong nước còn 2‰ thì tiến hành gieo sạ.

Khi tiến hành rửa mặn, nông dân trong vùng cần liên kết lại để rửa mặn đồng loạt sẽ giúp độ mặn giảm nhanh hơn và giảm chi phí trong sản xuất.

Nhật Minh (tổng hợp)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.