Đề án phổ biến pháp luật trong nhà trường

Thứ Tư, 15/11/2017 | 16:48

Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án 1928 trong giai đoạn 2009 - 2016 để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Sở Tư pháp tổ chức triển khai Ngày Pháp luật năm 2017. Ảnh: T.Sơn

Bộ GD-ĐT chỉ đạo thi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đảm bảo 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, nhà trường tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động trước và sau khi được ban hành với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định mới liên quan đến giáo dục, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý. Chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, tác động của chính sách pháp luật, nội dung chính sách pháp luật về an ninh - quốc phòng, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, pháp luật về Internet và an toàn thông tin mạng… Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin nội bộ của nhà trường, đơn vị trực thuộc. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên, Công đoàn trong việc phổ biến pháp luật cho người học, nhà giáo, người lao động trong nhà trường. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp luật. Chú trọng việc điện tử hóa các tài liệu, học liệu, hình thành kho học liệu số, thư viện điện tử góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng qua mạng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giáo dục.

Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ.

Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, tham gia tư vấn, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí trong nhà trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong trong nhà trường.

K.K

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.