Bạc Liêu tình đất - tình người
Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi
Bài cuối: Một Bạc Liêu năng động, bản lĩnh trong hiện tại và tương lai
>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay
>>Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung
>>Bài 33: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu
>>Bài 34: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu qua các phong trào rộng lớn
>>Bài 35: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu với phong trào nhà tình nghĩa, nhà tình thương
>>Bài 36: Đức tính khoan dung của người Bạc Liêu
>>Bài 37: Truy tìm cội nguồn của lòng nhân hậu, khoan dung
Ngoai những mẫu chuyện, những kỷ niệm đẹp mà thông qua đó, giúp cho người nghe cảm nhận được tính cách hào hiệp, lòng nhân hậu, khoan dung của con người Bạc Liêu, ông Võ Văn Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh còn nói thêm: Cái nếp sống xưa, góp phần hình thành tính cách người Bạc Liêu ngày nay vẫn còn cần thiết trong thời kỳ CNH-HĐH để giữ gìn bản sắc, làm động lực phát triển. Có điều là ngày nay, các dịch vụ phục vụ đời sống đã tương đối đầy đủ cho nên nó được khai triển bằng những hình thức khác, vì thế mà chúng ta phải biết nắm bắt và giữ gìn. Đồng thời, cái nếp sống thể hiện tính cách nhân hậu của người Bạc Liêu không chỉ có trong nông thôn mà còn hình thành và tồn tại ở đô thị. Tuy nhiên, do dịch vụ phục vụ đời sống, do cung cách làm ăn của đô thị nên hình thức thể hiện tình nghĩa với nhau có khác hơn so với nông thôn. Người dân thành thị không cho mượn gạo, muối, nước mắm, bàn ghế, không giúp nhau khi gia đình hàng xóm có đình đám… như ở nông thôn, nhưng người ta sẵn sàng giúp tiền làm đường để láng giềng cùng đi, tặng nhau một khoản tiền để làm nhà tình thương, tình nghĩa… Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy lòng nhân hậu được triển khai thành nếp sống rất sinh động ở chợ búa, chứ không chỉ có nông thôn.
Đại diện Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh tặng nhà tình thương cho hộ nghèo. Ảnh: P.T.C |
Căn nguyên thứ hai làm nên tính cách người Bạc Liêu là truyền thống văn hóa của các dân tộc cư trú chủ yếu trên đất này. Chúng ta đều hiểu rằng, đi đến miền đất lạ mà thấy nhiều đình, chùa, miếu, nhiều cơ sở thờ tự, nhiều công trình kiến trúc cổ… là đất ấy có truyền thống và chiều sâu văn hóa. Đất Bạc Liêu chỉ mới hình thành suýt soát 300 năm nhưng qua số liệu thống kê chưa đầy đủ thì toàn tỉnh có đến 94 ngôi chùa, 59 ngôi đình, 5 am thờ… của các hệ phái: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài, cùng các tín ngưỡng dân gian của 3 dân tộc. Đó là chưa tính đến các miễu, am… thờ tại các đầu xóm, ngã ba sông ở các làng quê Bạc Liêu. Bạc Liêu có nhiều ngôi chùa đẹp, nổi tiếng, lại có 2 cơ sở tín ngưỡng hiện trở thành 2 nơi hành hương của khách thập phương về Bạc Liêu là Quán âm Phật đài và nhà thờ Tắc Sậy. Ngoài chùa chiền, am miếu, Bạc Liêu có rất nhiều kiến trúc cổ như nhà cổ, lăng mộ…
Qua đó ta thấy đất Bạc Liêu tuy là đất mới nhưng dấu ấn văn hóa, truyền thống văn hóa được thể hiện hết sức đậm đà. Văn hóa dân tộc vừa là sự sáng tạo của dân tộc đó (có sự gạn lọc tiếp thu văn hóa thế giới), nhưng đồng thời là động lực phát triển và giữ gìn bản sắc dân tộc đó, bởi vì nó có những “khuôn vàng thước ngọc” quy định lối sống, thái độ ứng xử của cả một dân tộc. Dân tộc Việt Nam chúng ta từ xa xưa đã gọi nhau bằng hai tiếng thiết tha: Đồng bào! Nghĩa là cùng được sinh ra trong 100 trứng bởi một bào thai. Ý thức một mẹ ấy luôn cho dân tộc ta có lối sống đùm bọc, thương yêu nhau. Sự đùm bọc, thương yêu nhau đó chính là lòng nhân hậu, là văn hóa dân tộc. Người Việt và các dân tộc khác khi đến xứ này khai cơ lập nghiệp đều có mang theo văn hóa của dân tộc mình để làm nền tảng sống và làm nảy nở sinh sôi thêm tính cách nhân hậu của người Bạc Liêu.
Một khi văn hóa dân tộc được văn hóa tín ngưỡng chuyển tải, phổ biến thì nó càng thêm sâu sắc. Bất kỳ tôn giáo nào, hình thức hoạt động ra sao cũng đều lấy bốn chữ: “Bác ái, vị tha” mà giáo huấn các tín đồ để bình thiên hạ, để làm nền tảng tồn tại. Bốn chữ ấy chính xác là đức nhân hậu, khoan dung. Thế cho nên việc đất Bạc Liêu có nhiều chùa chiền, cơ sở thờ tự, các kiến trúc cổ… chẳng những thể hiện được chiều sâu văn hóa dân tộc mà còn làm sâu sắc thêm văn hóa dân tộc ở Bạc Liêu và góp phần quyết định tính cách nhân hậu, khoan dung của người Bạc Liêu.
Ông bà xưa đã tổng kết bằng câu nói: “Ở đời có đức mặc sức mà ăn”. Tính cách nhân hậu, khoan dung chính là tâm đức ấy. Và do vậy, nó là động lực phát triển của đất Bạc Liêu nên cần phải làm rõ, khẳng định để giữ gìn như giữ gìn một thứ của quý làm vốn liếng, và đó cũng là cách giữ một nhân cách, một tâm hồn cao đẹp cho người Bạc Liêu vững vàng, đầy đủ bản lĩnh mà đi về tương lai.
Phan Trung Nghĩa
- Đảng ủy quân sự tỉnh Bạc Liêu: Ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và công tác xây dựng Đảng năm 2025
- Thực hiện Quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn 2050: Phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh
- Huyện Phước Long: Đề cao vai trò của mặt trận, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới
- Cô giáo mầm non yêu nghề, mến trẻ
- Bạc Liêu không có trường hợp lây truyền HIV từ mẹ sang con