Bạc Liêu tình đất - tình người
Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi
Bài 37: Truy tìm cội nguồn của lòng nhân hậu, khoan dung
>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay
>>Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung
>>Bài 33: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu
>>Bài 34: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu qua các phong trào rộng lớn
>>Bài 35: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu với phong trào nhà tình nghĩa, nhà tình thương
>>Bài 36: Đức tính khoan dung của người Bạc Liêu
Đức khoan dung của con người Bạc Liêu xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu, còn lòng nhân hậu được hình thành từ đâu? Để lý giải, truy tìm cội nguồn của lòng nhân hậu, khoan dung thì cần phải tiến hành khảo sát kỹ lưỡng để đưa ra những luận cứ khoa học xác đáng. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra những nhận định thuộc cảm quan của những người làm văn chương, trong đó có cả những nhận định của những nhân vật mà chúng tôi tin tưởng và nhận thấy phù hợp với suy nghĩ của mình.
Trước Tết Nhâm Thìn 2012, Hãng phim Giải phóng đến Bạc Liêu làm một bộ phim tài liệu nhựa có tựa đề: “Gió chướng lại về”. Nội dung của phim là truy tìm, làm rõ để khẳng định cái nếp sống của cộng đồng, lối sống của cá thể được hình thành từ thời khai hoang và nó tồn tại trong nông thôn Bạc Liêu đến tận ngày nay. Cái lối sống, nếp sống ấy thể hiện được hai tính cách đẹp của con người Bạc Liêu là hào hiệp và nhân hậu, qua việc ứng xử hết sức tình nghĩa khi đám đình hữu sự tại làng xóm, qua việc cưu mang đùm bọc người ở phương xa đến (như khách thương hồ miệt vườn về Bạc Liêu gặt mướn).
Về nguyên tắc, tính cách nhân hậu và tính cách hào hiệp có khác nhau về ngữ nghĩa cũng như hình thức thể hiện, thế nhưng khi hai tính cách này được khai triển ở Bạc Liêu thì nó hòa quyện như một thực thể máu thịt, như 2 trong 1. Xin đưa ra một ví dụ: Người miệt vườn về Bạc Liêu gặt mướn, được người Bạc Liêu chứa dựa trong nhà, khoản đãi như khách quý thì họ nói rằng: “Người Hậu Giang hào hiệp không ai sánh bằng”. Thế nhưng người Bạc Liêu khi đùm bọc người phương xa đến thì lại hò: “Nước sông trong sao lại chảy hoài/ Thương người xa xứ lạc loài đến đây”. Rõ ràng, đây là lòng nhân hậu thương người nằm trong tính cách hào hiệp, thế cho nên có thể khẳng định rằng: ít nhiều gì hai tính cách này đều thoát thai từ những căn nguyên có liên quan mật thiết với nhau.
Một cảnh trong phim tài liệu “Gió chướng lại về”. Ảnh: Q.H |
Ông Dũng kể tiếp một kỷ niệm thứ hai: Cha ông đi kháng chiến và hy sinh. Chẳng bao lâu sau mẹ ông cũng qua đời. Trước nỗi mất mát quá lớn ấy, hai anh em cút côi của ông chỉ biết ôm nhau mà khóc. Thế rồi dòng tộc, làng xóm kéo đến giúp anh em ông lo hậu sự cho mẹ ông một cách chu tất.
Câu chuyện của ông Dũng không chỉ khiến người ta xúc động chảy nước mắt mà nó còn giúp cho họ nhận diện được con người nơi đây. Ít có nền văn hóa nào mà con người thương yêu, đùm bọc nhau một cách nhân hậu như thế.
Kỳ cuối: Một Bạc Liêu năng động, bản lĩnh trong hiện tại và tương lai
Phan Trung Nghĩa
- Đảng ủy quân sự tỉnh Bạc Liêu: Ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và công tác xây dựng Đảng năm 2025
- Thực hiện Quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn 2050: Phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh
- Huyện Phước Long: Đề cao vai trò của mặt trận, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới
- Cô giáo mầm non yêu nghề, mến trẻ
- Bạc Liêu không có trường hợp lây truyền HIV từ mẹ sang con