Bạc Liêu tình đất - tình người

Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi

Thứ Sáu, 17/02/2012 | 08:48

Bài 36: Đức tính khoan dung của người Bạc Liêu

>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay
>>Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung
>>Bài 33: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu
>>Bài 34: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu qua các phong trào rộng lớn
>>Bài 35: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu với phong trào nhà tình nghĩa, nhà tình thương

Một chủ trương đúng đắn, hợp với truyền thống dân tộc, một tinh thần trách nhiệm của những người đảng viên cộng sản, cộng với lòng nhân hậu của người Bạc Liêu đã khiến cho nhân tâm lay động, không còn ai bàng quan với cảnh ngộ khó khăn của gia đình chính sách, với người nghèo được nữa. Mùa xuân Nhâm Thìn vừa qua có biết bao đóa hoa nhân ái nở rộ. Vào 27 Tết, DNTN Chí Tôn ở huyện Hòa Bình đã tổ chức gói 1.500 đòn bánh tét tặng người nghèo với mong muốn mang đến cho người nghèo chút ấm áp của truyền thống văn hóa dân tộc khi xuân về, Tết đến. Còn chị Hồ Thị Kiểng - Giám đốc Công ty TNHH MTV chế biến xuất khẩu Thiên Phú (huyện Giá Rai) thì tặng người nghèo hàng trăm phần quà Tết, rồi sau đó còn tổ chức một bữa tiệc cuối năm chiêu đãi người nghèo. Chị nói: “Bữa cơm này là bữa cơm tôi tri ân người nghèo, bởi tôi cũng xuất thân từ tầng lớp ấy, cũng có một thời thiếu ăn đói khát…”. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đến với người nghèo một cách cảm động, như Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bạc Liêu mỗi năm đóng góp quỹ Vì người nghèo và quỹ An sinh xã hội đến vài chục tỷ đồng… Đến với người nghèo đã trở thành phong trào rộng khắp trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong giới doanh nghiệp và trong tầng lớp nhân dân… Để rồi qua đó ta thấy tính cách nhân hậu của người Bạc Liêu càng ngày càng tỏa sáng, lung linh huyền ảo và càng được khẳng định.

Người Bạc Liêu ngoài phẩm chất nghĩa hiệp, nhân hậu thì còn một phẩm cách rất đẹp phải kể đến nữa là đức khoan dung. Chúng tôi xin lấy hai bước ngoặt, hai thời điểm lịch sử của Bạc Liêu để chứng minh cho phẩm cách này, vì đó là lúc thể hiện được tính cách của số đông, có thể đại diện cho tính cách người Bạc Liêu.

Gói bánh tét tặng người nghèo nhân dịp Tết Nhâm Thìn 2012 tại DNTN Chí Tôn (huyện Hòa Bình). Ảnh: P.T.N

Thời điểm thứ nhất là cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền tháng 8/1945. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ngày 3/8/1945, hàng vạn người dân Bạc Liêu, từ thành thị đến nông thôn kéo ra chợ Bạc Liêu xuống đường biểu tình mít-tinh chào mừng tên khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm, để rồi sau đó biến thành cuộc thị uy, áp đảo tinh thần giặc, đòi giao chính quyền cho cách mạng. Thế trận của nhân dân là thế trận “tức nước vỡ bờ”, khiến bọn giặc run sợ. Ngay thời điểm ấy, đúng 7 giờ sáng cùng ngày, đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Ủy ban Giải phóng dân tộc gồm các ông: Tào Văn Tỵ, tú tài Nguyễn Văn Nhân, Trương Minh Cảnh… vào dinh Tỉnh trưởng bù nhìn Trương Công Thiện đòi giao chính quyền cho nhân dân. Trước khí thế của nhân dân Bạc Liêu, Tỉnh trưởng Thiện run sợ rồi tuyên bố đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng. Cuộc khởi nghĩa ở Bạc Liêu diễn ra cùng ngày với tỉnh Long An, là hai nơi giành chính quyền sớm nhất Nam bộ, là cuộc khởi nghĩa trọn vẹn nhất, không đổ xương máu, qua đó, đã thể hiện đức tính khoan dung của con người Bạc Liêu. Sau 200 năm đến đất này khai hoang, bị thực dân phong kiến đè đầu cỡi cổ “một ách hai tròng”, bao nỗi nhục nhằn đổ trên đầu họ, khi họ cướp được chính quyền là thời cơ thuận lợi nhất để “tính sổ”, đòi nợ xương máu, đọa đày của kiếp nô lệ, thế nhưng họ lại bỏ qua, không làm tổn hại đến những kẻ làm nhục mình mà chỉ tập trung lo xây dựng chính quyền, kiến thiết nền độc lập còn non trẻ. Đó là tính cách khoan dung, lòng vị tha và trên hết là cái nhân văn sâu sắc của một vùng đất, mà không phải ở đâu cũng có.

Thời điểm thứ hai là ngày 30/4/1945. Đó chính là ngày mà nếu không có đức khoan dung của người Bạc Liêu thì nợ máu phải trả bằng máu, bọn giặc phải “tắm” máu, vì mới đó thôi chúng xua quân vào những làng quê Bạc Liêu hiền hòa thơ mộng bằng xích xe lội nước cày nát những cánh đồng lúa xanh đang thời con gái, bằng những họng súng đen ngòm và những lưỡi lê tuốt trần, bằng những gương mặt dã thú… Chúng hãm hiếp phụ nữ ở xóm Ông Nam, Vàm Lẽo, đốt sạch không còn một căn nhà lá ở đây rồi giết chết 17 nông dân và du kích. Chúng càn vào Vĩnh Hưng mổ mật mấy em bé giữ trâu, bắn chết chị Nguyễn Thị Tư lúc chị đang cho con bú, chúng bắn chết rồi xẻo tai chị Hai Hoàng vì “tội” là vợ cán bộ… Mảnh đất hiền hòa thơ mộng ngày nào giờ bỗng hóa cháy rần rật, máu loang mặt đất, biết bao trẻ thơ ngơ ngác trước những vành khăn trắng trên đầu, vì sao chúng mất mẹ, mất cha? Ngày 30/4/1975, Đại tá ngụy Nguyễn Ngọc Điệp tuyên bố đầu hàng, bọn giặc cúi đầu, đó là những gương mặt gớm ghiếc của Thiếu tá Mã Thành Nghĩa, Đại úy Lợi, Đại úy Phước… những gương mặt mà chỉ trong 1 ngày chúng gây ra hơn 100 cái chết ở Minh Diệu, hơn 50 người chết ở Long Điền… Những tưởng đã đến lúc chúng phải bị hỏi tội, phải đền nợ xương máu với nhân dân, thế nhưng nhân dân Bạc Liêu lại kềm lòng, kết thúc cuộc kháng chiến không đổ một giọt máu và giao chúng cho chính quyền xét xử theo luật pháp. Có đất nước nào, làng quê nào mà nhân dân khoan dung độ lượng đến thế không nhỉ?

Kỳ tới: Truy tìm cội nguồn của lòng nhân hậu, khoan dung

Phan Trung Nghĩa

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.