Bạc Liêu tình đất - tình người

Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi

Thứ Hai, 13/02/2012 | 19:48

Bài 34: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu qua các phong trào rộng lớn

>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay
>>Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung
>>Bài 33: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu

Chuyện cuộc đời của ông Tư Lý, chuyện bà con đùm bọc gia đình ông và cách giải quyết của chính quyền là một câu chuyện đẹp như cổ tích mà qua đó, minh họa thật rõ tính cách nhân hậu của người Bạc Liêu. Tuy nhiên, đó chỉ là hành động của vài cá thể và một nhóm người. Để tìm hiểu tính cách nhân hậu của người Bạc Liêu được thể hiện ở biên độ rộng khắp trong cộng đồng thì ta cần tìm đến những phong trào rộng lớn hơn.

Phong trào rộng lớn đầu tiên mà qua đó chúng tôi muốn giới thiệu, thể hiện phẩm cách nhân hậu cao đẹp của người Bạc Liêu là phong trào chăm sóc gia đình chính sách và người có công trong 15 năm, từ khi tỉnh Bạc Liêu tái lập. Đây là một chủ trương chung của toàn Đảng, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của toàn dân tộc, nhưng ngoài việc thực hiện yêu cầu chung thì Bạc Liêu có những cách làm riêng, những chủ trương riêng mà qua đó ta thấy được lòng nhân hậu “có trước có sau”.

Lực lượng đoàn viên - thanh niên dọn vệ sinh, chăm sóc mộ liệt sĩ, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Ảnh: B.T

Chiến tranh kết thúc ngày 30/4/1975, sau khi niềm vui thống nhất lắng dịu, người Bạc Liêu định tâm nhìn lại thấy độc lập, tự do được đánh đổi bằng cái giá đắt đến đau xé. Tỉnh Bạc Liêu có hơn 14.000 liệt sĩ, hơn 2.000 thương binh và biết bao quần chúng đã thương vong trong cuộc chiến. Đó không chỉ là nỗi đau, mất mát của riêng gia đình họ mà đó còn là nỗi đau, mất mát của quê hương Bạc Liêu, vì người Bạc Liêu đang cùng hít thở cái không khí trong lành của độc lập, tự do, họ và con cháu họ tránh được những thảm họa của cuộc chiến do các anh hùng liệt sĩ, thương binh và quần chúng cách mạng đổ máu xương giành lấy. Đó là một nhận thức chung, một nỗi ám ảnh, một món nợ ghi xương khắc cốt đối với các gia đình chính sách. Thế nên, ngoài việc chăm lo cho 55.953 đối tượng người có công, trong đó hưởng thường xuyên là 12.441 đối tượng theo Pháp lệnh người có công với nước, thì tại địa phương Bạc Liêu luôn dấy lên các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” theo chủ trương của Đảng bộ và chính quyền. Ngay từ năm 1997, khi tỉnh Bạc Liêu tái lập, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vậy mà Bạc Liêu đã thắt lưng buộc bụng đóng góp để làm chính sách. Tỉnh Bạc Liêu có 577 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều năm trước tỉnh đã có chủ trương cho các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng các bà mẹ đến cuối đời. Biết bao việc làm cảm động trong quá trình các cơ quan, đoàn thể tham gia chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày giỗ liệt sĩ là các chị em ở các cơ quan, đoàn thể lại tất tả đi chợ mua thức ăn về nấu nướng, chuẩn bị tươm tất bữa cơm cúng liệt sĩ với Mẹ; khi Mẹ bệnh đau là các con đến đưa Mẹ đi bệnh viện, rồi thay nhau chăm sóc Mẹ như là con của Mẹ sinh ra. Mẹ đã hy sinh, mất mát quá nhiều, nên giờ đây việc chăm sóc vật chất, tinh thần cho Mẹ vui là bổn phận của các con. Mẹ sống nhân nghĩa với đất nước, giờ các con sống nghĩa tình nhân hậu với mẹ - đó là phẩm chất của người Bạc Liêu.

Con em liệt sĩ ngoài việc được chăm sóc về học chữ, học nghề, tạo việc làm, cho vay vốn ưu đãi sản xuất theo chủ trương chung của Trung ương và chủ trương của tỉnh thì tại nhiều cơ quan, con em liệt sĩ được mấy cậu, mấy chú đùm bọc, dạy dỗ nên người, được xếp vào nhiều vị trí cao của tỉnh, huyện… Từ năm 1997 đến nay, tỉnh đã chi gần 3 tỷ đồng tổ chức 33 chuyến tham quan cho Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ đi tham quan Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt…

Việc truy tìm quy tập mộ liệt sĩ cũng được tỉnh quan tâm đặc biệt, từ năm 1997 đến nay, Bạc Liêu đã quy tập 200 mộ liệt sĩ vào nghĩa trang.

Bạc Liêu hiện có 4 nghĩa trang liệt sĩ, quản lý 8.687 mộ liệt sĩ. Chỉ tính từ năm 2005, tỉnh đã đầu tư 13,5 tỷ đồng để ốp đá hoa cương cho gần 2.000 mộ liệt sĩ, xây đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ: làm cổng rào, trồng hoa… để các nghĩa trang liệt sĩ trở thành nơi tôn nghiêm và đẹp mắt.

Kỳ tới: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu với phong trào cất nhà tình nghĩa, nhà tình thương

Phan Trung Nghĩa

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.