Bạc Liêu tình đất - tình người
Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi
Bài 33: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu
>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay
>>Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung
Xin hãy theo chân chúng tôi về đất Gành Hào long gió mà tiếp tục tiếp cận sự kỳ diệu của lòng nhân hậu. Người mà chúng tôi muốn giới thiệu là ông Tư Lý (Nguyễn Minh Lý). Ông là đảng viên Đảng Cộng sản, là lương y cho cách mạng, được rèn luyện từ trong kháng chiến chống Mỹ. Hơn 30 năm trước, ông được phân công về Trạm xá Gành Hào để gầy dựng cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe cho một thị trấn được hình thành từ sự hội tụ của dân tứ xứ về đây đánh bắt cá và đốn củi. Hồi đó, nhà cửa thưa thớt lắm. Đường ra huyện và quốc lộ chỉ có một con đường độc đạo và trong ngày chỉ duy nhất một chuyến đò. Đó là thời bao cấp, lại có sự cố trong đời nên vợ chồng ông Tư Lý nghèo đến không thể nghèo hơn. Lúc đó, Liên doanh thủy sản Gành Hào cho vợ chồng ông mượn 1 căn phòng để ở. Một hôm có một đôi vợ chồng trẻ mang đứa con khoảng 5 - 6 tuổi đến nhờ ông Tư Lý chữa trị. Đứa bé bị sốt rét ác tính đã đến hồi nguy kịch, nếu chở đi sẽ chết trên đường, mà tàu về Hộ Phòng chỉ còn một chuyến vào lúc 3 giờ chiều. Trong lúc đó thì đôi vợ chồng trẻ lại gặp một tình cảnh khốn khó nhất của đời mình: Hơn 1 tháng nay tiền đốn củi và cả chiếc ghe chở củi họ đã bán hết để chữa bệnh cho con, nay lại nhận được tin nơi quê nhà 2 đứa con khác của họ đang ngã bệnh. Thế là họ bảo: “Chú Tư cho con gửi thằng bé lại, nếu nó sống thì nó là con của chú, còn nếu chẳng may nó chết nhờ chú lo hậu sự dùm…”. Sau đó thì họ đi như chạy, không dám ngoảnh đầu nhìn lại núm ruột của mình. Nước mắt họ chảy dài trong buổi chiều mưa dầm tê tái ấy. Ông Tư Lý đứng như trời trồng. Đã là kiếp con người, từng thấu hiểu nỗi gian nan của cuộc đời làm sao ông đứng nhìn cho được. Đêm ấy ông đốt lửa hơ cho thằng bé suốt đêm rồi vận dụng các phương thuốc Đông y, Tây y mà trị bệnh cho nó. Vậy mà kỳ diệu thay, thằng bé được cứu sống và ở đó với ông Tư đến lúc trưởng thành, gọi ông bà Tư là cha mẹ.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân (giữa), người dẫn chương trình Vượt lên số phận đến tặng quà cho gia đình ông Tư Lý. Ảnh: B.T |
Thời gian còn làm ở Trạm xá Gành Hào, ông Tư Lý thỉnh thoảng đi làm về lại mang theo một đứa bé đỏ hỏn. Đó có thể là con của một cô gái bị lừa tình, sau khi sinh thì trốn viện bỏ con lại, hay một người đàn bà con đông không thể nuôi thêm một đứa... Hồi đó ở tỉnh chưa có trại trẻ mồ côi như bây giờ, thế nên những trường hợp trẻ bị bỏ rơi không ai xin thì ông Tư Lý mang về nhà hết. Với 4 đứa con ruột và 20 đứa con nuôi đã làm cho vợ chồng ông Tư Lý xác xơ, còi cọc. Bà Tư tuy mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn ráng ngồi may mùng gia công suốt ngày đêm, đến nỗi đôi chân teo nhỏ xíu. Ông Tư Lý thì sống đời khổ hạnh như thầy tu, bao nhiêu lương và tiền khám bệnh đều dồn vào việc nuôi con ăn học. Mấy chục năm qua ông Tư Lý không 1 lần ngồi quán uống cà phê, không 1 lần đến tiệm hớt tóc, tóc ông dài thì vợ con lấy kéo cắt giúp và cũng ngần ấy năm ông không dám may bộ quần áo mới. Quần áo ông mặc đều là do những người nhớ ơn ông cứu mạng may cho. Con ruột và con nuôi của ông được đối xử cho ăn học như nhau. Hiện ông có 5 đứa con học cao đẳng, đại học ở Cần Thơ, trong đó, chỉ có 2 đứa con ruột. Ông dựng vợ gả chồng cho nhiều đứa, lại có đứa khi lớn lên thì được cha mẹ chúng xin về.
Luật đời thật là sòng phẳng, khi ông sống nhân hậu thì người đời cũng đối xử nhân hậu với ông. Ông kể rằng, có năm người ta đem cho ông đến 61 táo gạo. Ông gửi thức ăn, gạo lên Cần Thơ cho con ăn học thì không có chủ xe đò nào nhận tiền chở mướn cho ông. Mấy năm nghèo quá ông bung ra lên Xóm Lung thuê đất để nuôi tôm, cua, nhưng vụ mùa thất bát liên miên, nghèo lại càng nghèo thêm nên ông không dám về xứ. Người Gành Hào truy tìm và thuê xe lên tận chòi vuông của ông mà dỡ chòi, chất đồ lên xe rồi mời cả gia đình ông về Gành Hào. Vợ chồng ông về đứng trước căn nhà bà con cho mượn đất rồi cùng nhau cất cho gia đình ông ở mà khóc, không nói thành lời.
Khi Báo Bạc Liêu phát hiện, đưa tin lên báo thế là người Bạc Liêu gửi tiền giúp ông, trong đó có cả người Sài Gòn. Còn chính quyền huyện Đông Hải thì cấp cho ông một nền nhà, lại vận động tiền giúp ông cất nhà.
Kỳ tới: Lòng nhân hậu của người Bạc Liêu qua các phong trào rộng lớn
Phan Trung Nghĩa
- Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri 2 huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi
- 11 đội tham gia Liên hoan nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bạc Liêu năm 2024
- Họp thành viên UBND tỉnh: Đóng góp ý kiến vào 26 dự thảo văn bản
- Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh
- Bạc Liêu đoạt 9 huy chương tại Giải đua thuyền Canoeing vô địch các đội mạnh quốc gia