Bạc Liêu tình đất - tình người

Chào mừng sự kiện “Bạc Liêu trong tiến trình hình thành các tỉnh Tây Nam bộ và 15 tái lập tỉnh” (1/1/1997 - 1/1/2012): Bạc Liêu từ khi mở cõi

Thứ Tư, 08/02/2012 | 16:00

Bài 32: Người Bạc Liêu nhân hậu, khoan dung

>>Bài 1: Bối cảnh lịch sử, thiên nhiên thời kỳ đầu khẩn hoang
>>Bài 2: Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đưa người dân về vùng Bạc Liêu
>>Bài 3: Người Việt, Khmer, Hoa cùng khai khẩn, làm ăn trên đất Bạc Liêu
>>Bài 4: Pháp chiếm Nam kỳ, đẩy mạnh khai thác để vơ vét thuộc địa và sự phản kháng của người Bạc Liêu
>>Bài 5: Bạc Liêu trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế - văn hóa của ĐBSCL
>>Bài 6: Vùng đất văn nghệ qua hò chèo ghe Bạc Liêu
>>Bài 7: Bạc Liêu tiếp nhận và phát triển nhạc lễ biến thành đờn ca tài tử Nam bộ
>>Bài 8: Vùng đất của sự sáng tạo âm nhạc và bài “Dạ cổ hoài lang”
>>Bài 9: Điệu nói thơ Bạc Liêu
>>Bài 10: Cường hào cướp đất, thực dân bóc lột
>>Bài 11: Người Bạc Liêu đấu tranh tự phát và Đảng Cộng sản ra đời
>>Bài 12: Người Bạc Liêu theo Đảng giành lấy chính quyền
>>Bài 13: Chín năm đánh Pháp
>>Bài 14: Ruộng đất về tay nhân dân, Mỹ nhảy vào miền Nam
>>Bài 15: Nhân dân đánh Mỹ
>>Bài 16: Chiến tranh nhân dân
>>Bài 17: Ba mũi giáp công giành thắng lợi hoàn toàn
>>Bài 18: Mùa gió chướng phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 19: Khách thương hồ
>>Bài 21: Đặc điểm tự nhiên, xã hội làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 22: Đặc điểm văn hóa góp phần làm nên tính cách người Bạc Liêu
>>Bài 23: Người Bạc Liêu phóng khoáng, hào hiệp
>>Bài 24: Bạc Liêu thời kỳ đầu dựng nghiệp
>>Bài 25: Thiết lập nền tảng kinh tế
>>Bài 26: Giai đoạn chuyển mình của Bạc Liêu
>>Bài 27: Bạc Liêu tiếp tục chuyển mình cho một giai đoạn sản xuất mới
>>Bài 28: Người Pháp bắt đầu quan tâm đến kinh tế Bạc Liêu
>>Bài 29: Tác dụng của kênh đào
>>Bài 30: Kinh tế Bạc Liêu lại xuống dốc
>>Bài 31: Cuộc chuyển mình mới của hôm nay

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được khai mở đến nay suýt soát 300 năm. Quá trình khẩn hoang xây dựng làng ấp, hình thành lịch sử, trong điều kiện tự nhiên và xã hội đầy xung khắc dữ dội với những tai ương bất ngờ, những bi kịch được đẩy đến đỉnh điểm… làm thay đổi đời sống, nếp sống, làm xáo trộn tâm hồn con người, sự xung khắc dữ dội của tự nhiên và xã hội cũng dễ dẫn đến một môi trường xã hội không lành mạnh, có tầm ảnh hưởng trong việc hình thành nhân cách con người. Thế nhưng người Bạc Liêu với hành trang văn hóa của dân tộc mình đã giữ được một nếp sống của cộng đồng, một lối sống của cá thể mà qua đó nó giữ gìn và xây dựng nên những phẩm cách đẹp cho con người Bạc Liêu. Trước đây chúng tôi đã làm rõ tính cách hào hiệp của con người Bạc Liêu, nay xin tiếp tục làm rõ thêm phẩm cách nhân hậu, khoan dung của họ, đã được thể hiện rất đậm đà trong đời sống, trong những khúc ngoặt lịch sử của đất Bạc Liêu.

Trước tiên, chúng ta hãy làm một trắc nghiệm nhỏ là cưỡi xe gắn máy bon bon trên đường từ thành thị đến nông thôn Bạc Liêu mà chúng ta vô tình quên gạt cây chống xe, thế là người Bạc Liêu, khách bộ hành liền ra hiệu cần phải gạt chống xe lên để đảm bảo an toàn. Lần thứ hai, chúng ta cố ý để cây chống xe không gạt lên như trước, thế là lại được ra hiệu nhắc nhở và lần thứ ba cũng thế. Chúng ta dừng xe, hỏi thăm đường thì người Bạc Liêu sẽ vui vẻ chỉ đường một cách rõ ràng kỹ lưỡng.

Sợ người khác bị tai nạn, giúp người khác một cách vui vẻ, đầy trách nhiệm hiển nhiên là xuất phát từ lòng nhân hậu của con người. Và lòng nhân hậu ấy được “đại chúng hóa” khắp nơi, trở thành nếp sống “phải như vậy” của con người Bạc Liêu.

Ông Võ Hồng Ngoãn trò chuyện với sinh viên trường Đại học thủy sản trong một chuyến thực tập. Ảnh: B.T

Sẵn ngồi xe gắn máy, chúng ta hãy ghé vào thăm em nhân viên bảo vệ của Báo Bạc Liêu. Em tên Tân, người dân tộc Khmer. Tân có một tuổi thơ tủi cực vô cùng. Cha em nghiện cờ bạc, rượu chè, thường xuyên đánh đập vợ con rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ Tân phải vất vả làm thuê, làm mướn để nuôi hai con thơ rồi chẳng bao lâu sau đã qua đời vì bạo bệnh. Chị Tân lang bạt phương xa vì miếng cơm manh áo, bỏ lại Tân một mình côi cút ở với ông bà ngoại và cậu mợ. Ngoại và cậu mợ lại nghèo rớt mồng tơi nên năm lên 7 - 8 tuổi Tân phải bươn chải mưu sinh. Lúc đầu thì mò cua bắt cá, rồi ai thuê gì làm nấy để có cái ăn và sở phí đi học. Thế nhưng đến năm chuyển từ cấp II lên cấp III thì phải ra chợ Bạc Liêu học (vì ở địa phương chưa có trường cấp III), phải đóng học phí gấp đôi, vậy là Tân đành bỏ học, sụp đổ hoàn toàn giấc mộng tương lai. Nhưng như một duyên số, ngay lúc ấy chị Bí thư Chi đoàn Báo Bạc Liêu về địa phương tác nghiệp thì phát hiện ra Tân. Chị Bí thư về vận động anh em chi đoàn đóng góp được 500.000 đồng để đóng học phí và mua sách vở cho Tân. Ban Chấp hành Chi đoàn Báo Bạc Liêu còn tranh thủ “tình cảm” với lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh cho Tân ở trọ không lấy tiền. Về phần ăn uống thì nhiều năm liền Tân sống bằng bữa cơm nhường nhịn của mấy anh, mấy chị Báo Bạc Liêu. Mỗi lần Tết đến thì mấy chị trong Chi đoàn Báo Bạc Liêu gặp cảnh “chưa chồng mà có con”, cùng nhau góp tiền dẫn Tân đi chợ mua sắm quần áo, giày dép. Tân lẽo đẽo theo mấy chị mà ứa nước mắt vì phận cút côi được lòng nhân hậu an ủi. Thế rồi 3 năm học cấp III cũng qua đi chóng vánh. Đến năm thứ 4, Tân thi vào đại học thì những lo toan mới xuất hiện, mấy chị trong Chi đoàn Báo Bạc Liêu lại gom góp, cụ bị cho Tân đi Cần Thơ thi, mấy anh phóng viên viết bài đăng báo kêu gọi lòng hảo tâm. Năm đó Tân thi đậu, cần phải di chuyển chỗ ở. Thông tin trên báo Bạc Liêu khiến mấy thầy ở trường Đại học Bạc Liêu xúc động, họ bố trí chỗ ở, lại bố trí công việc giữ xe cho Tân kiếm tiền đi học. Thông tin trên báo cũng làm cho nhiều người tìm đến cho tiền, giúp đỡ Tân. Trong đó, người cần phải kể đến là ông Võ Hồng Ngoãn - “vua” tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu. Nhận được thông tin từ báo Bạc Liêu, ông đã tìm đến tòa soạn và cho Tân một số tiền đủ để đóng học phí nhiều năm và ông tuyên bố rằng: Nếu Tân học xong, cần chỗ làm thì ông sẵn sàng nhận và trả lương cao.

Trong lúc Tân học đại học thì Báo Bạc Liêu nhận em vào làm bảo vệ. Tân vừa học vừa làm, mỗi tháng Báo Bạc Liêu trả lương 2 triệu đồng.

Từ một đứa trẻ côi cút, thân phận sắp rơi vào đáy xã hội, nhưng lòng nhân hậu của nhiều người Bạc Liêu đã kéo em lên, nâng niu, vun vén cho em thành “ông cử” của thời đại hôm nay. Ta kể ra và đã ứa nước mắt trước cái huyền diệu của lòng nhân hậu.

Kỳ tới: Những đại biểu của lòng nhân hậu Bạc Liêu

Phan Trung Nghĩa

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.