BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bac Liêu năm 2024
Căn cứ Kế hoạch số 2858-KH/HVCTQG, ngày 22/1/2024 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về “Tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024”, Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bạc Liêu năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hưởng ứng, thực hiện chủ trương của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương; tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và các tầng lóp Nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua Cuộc thi, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng, hình thành mạng lưới rộng khắp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ.
- Nâng cao chất lượng các tác phẩm chính luận trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn của Đảng. Hình thành nguồn tác phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; động viên, khuyến khích sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân.
- Qua Cuộc thi lựa chọn những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu để tuyên truyền, lan tỏa trong hệ thống chính trị và trong xã hội về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm, bệnh hình thức.
- Công tác chuẩn bị, tổ chức Cuộc thi phải được tiến hành bài bản, chu đáo, thu hút đông đảo đối tượng tham gia. Công tác thẩm định, đánh giá tác phẩm dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công khai, minh bạch.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tên cuộc thi: Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bạc Liêu năm 2024.
2. Đối tượng và số lượng tác phẩm tham gia dự thi
2.1. Đối tượng tham gia dự thi
- Người Việt Nam ở trong và ngo ài tỉnh có bài viết chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi đều có quyền dự thi (trừ thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký Cuộc thi).
- Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, học viên, sinh viên, giảng viên Trường Chính trị Châu Văn Đặng, trung tâm chính trị cấp huyện, các trường đại học, cao đẳng, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh; thành viên, nhóm chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí trong tỉnh và văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn tỉnh.
- Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.
2.2. Số lượng tác phẩm cho mỗi tác giả/nhỏm tác giả tham gia dự thi
- Các tác phẩm dạng báo viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm dự thi: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi tác phẩm gửi dự thi gồm bản in (khổ giấy A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word).
- Các tác phẩm dạng báo nói/báo hình/video clip, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip. Mỗi tác phẩm gửi dự thi gồm file âm thanh/truyền hình/video clip (định dạng mp3/mp4) và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word).
3. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi
3.1. Tiêu chí chung
- Tác phẩm dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt) thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), Phát thanh, Truyền hình, Video clip, bảo đảm quy định về hình thức nêu tại Thể lệ Cuộc thi (ban hành kèm theo Kế hoạch này).
- Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp so với các công trình khác của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác (không quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không quá 25% đối với thể loại Báo).
3.2. Tiêu chí về chủ đề, nội dung
- Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay (xem Phụ lục định hướng chủ đề ban hành kèm theo Kế hoạch này).
- Tác phẩm dự thi bảo đảm tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Khuyến khích các tác phẩm bảo vệ những nguyên lý cơ bản, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật; những sản phẩm “bút chiến” phản bác trực diện, vạch trần tính chất phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
3.3. Về bản quyền
- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm gửi tham gia dự thi.
- Sau khi gửi dự thi, tác giả/nhóm tác giả có thể công bố/đăng tải tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhưng phải thông báo và gửi minh chứng công bố/đăng tải kèm theo về cơ quan, đơn vị đã nhận tác phẩm hoặc gửi về cơ quan thường trực Cuộc thi.
- Tác giả/nhóm tác giả hoặc cơ quan liên quan không sử dụng tác phẩm tham gia cuộc thi này để tham gia các cuộc thi khác.
4. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm dự thi
4.1. Thời gian
Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm phát động Cuộc thi đến hết ngày 30/6/2024 (tính theo dấu bưu điện).
Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.
4.2. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi
- Các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, giảng viên, người lao động, đoàn viên, hội viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân thuộc đảng bộ nào thì gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương của đảng bộ đó.
- Các tác giả/nhóm tác giả không thuộc nhóm đối tượng gửi tác phẩm về Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương; các tác giả/nhóm tác giả là cán bộ, phóng viên, biên tập các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh thì gửi
tác phẩm dự thi trực tiếp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu - Cơ quan Thường trực Cuộc thi cấp tỉnh).
5. Lộ trình tổ chức Cuôc thi
- Tháng 02/2024: Tổ chức phát động Cuộc thi ở cấp tỉnh (ngày Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy ký ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bạc Liêu năm 2024).
- Từ tháng 02/2024 đến hết ngày 30/6/2024: các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức phát động Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; lựa chọn các tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ dự thi gửi Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh.
- Ngày 30/6/2024: thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi ở cấp tỉnh.
- Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 10/7/2024: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh sẽ tiến hành sàng lọc, đánh giá ban đầu, tổ chức chấm Sơ khảo, xét giải thưởng.
- Từ ngày 11/7/2024 đến ngày 15/7/2024: Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy, hoàn tất việc lựa chọn các tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ dự thi gửi Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.
- Cuối tháng 9/2024: tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi cấp tỉnh.
II. BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC VÀ CÁC CƠ QUAN THAM MƯU CUỘC THI CẤP TỈNH
1. Ban Chỉ đao Cuôc thi
Ban Chỉ đạo Cuộc thi gồm những đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị có liên quan ở cấp tỉnh do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi.
2. Ban Tổ chức Cuộc thi
- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh gồm những đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị có liên quan ở cấp tỉnh.
- Ban Tổ chức Cuộc thi thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Cuộc thi. Số lượng, cơ cấu Ban Giám khảo phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, có chuyên môn phù họp với từng thể loại, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và đảm bảo thời gian của Cuộc thi.
3. Cơ quan Thường trực Cuộc thi cấp tỉnh là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và Ban Giám khảo Cuộc thi được sử dụng con dấu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong quá trình hoạt động.
III. GIẢI THƯỞNG
1. Cơ cấu và số lượng giải thưởng
1.1. Giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả
- 01 giải Nhất.
- 03 giải Nhì.
- 05 giải Ba.
- 10 giải Khuyến khích.
- Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi trao tặng 02 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Sơ khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; và Trao phần thưởng cho tác giả/nhóm tác giả cao tuổi và nhỏ tuổi nhất.
1.2. Giải thưởng tập thể xuất sắc
Ban Tổ chức Cuộc thi tặng 03 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình với cách thức triển khai sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp tỉnh đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải Nhì trở lên.
2. Hình thức giải thưởng
Mỗi tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải được tặng Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo Cuộc thi và tiền thưởng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy dự thảo Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề và thống nhất các nội dung công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể từ khi phát động đến khi công bố kết quả và trao giải Cuộc thi.
2. Ban hành kèm theo Kế hoạch này Thể lệ Cuộc thi và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi.
3. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức phát động Cuộc thi, công bố Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, định hướng chủ đề và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
4. Ban Chỉ đạo 35 các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi để phát động, tổ chức Cuộc thỉ ở cấp mình, lựa chọn trao giải và gửi các tác phẩm xuất sắc dự thi cấp tỉnh.
5. Thu nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi
5.1. Ban Chỉ đạo 35 các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi theo quy định và lập hồ sơ dự thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu - Cơ quan Thường trực Cuộc thi cấp tỉnh).
5.2. Hồ sơ dự thi gồm:
+ Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số bài tác phẩm dự thi thu được và số bài dự thi theo từng loại hình; số bài sau khi thẩm định, đánh giá gửi dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi). Nội dung các bài viết gửi dự thi sau khi thẩm định, đánh giá (bản in và file mềm) và gửi minh chứng các bài viết đã được công bố/đăng tải kèm theo (nếu có). Danh sách tổng số bài viết dự thi đã thu nhận được và danh sách các bài viết sau khi thẩm định, đánh giá.
+ Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số tác phẩm dự thi thu được và số tác phẩm dự thi theo từng loại hình; số tác phẩm gửi dự thi ở cấp tỉnh).
+ Danh sách tổng số tác phẩm dự thi đã thu nhận được tại cơ quan, đơn vị, địa phương (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).
+ Danh sách các tác phẩm gửi về dự thi cấp tỉnh (theo mẫu của Ban Tổ chức Cuộc thi).
+ Nội dung các tác phẩm dự thi cấp tỉnh và minh chứng kèm theo với các sản phẩm đã được đăng tải trong quá trình triển khai Cuộc thi (nếu có).
- Nơi nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu - số 01, đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 02913.823940 hoặc 0986.124449 (đồng chí Lê Văn Dững); email: cuocthiviet35baclieu@gmail.com (tính theo thời gian nhận trên hệ thống email).
5.3. Số lượng tác phẩm dự thi cấp tỉnh
Ban Chỉ đạo 35 các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chọn chấm: mỗi đơn vị/địa phương gửi bài dự thi không quá 25 tác phẩm, riêng Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh không quá 30 tác phẩm cho tất cả các loại hình.
6. Xét chọn và chấm thi
- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh căn cứ Thể lệ Cuộc thi đã công bố để tiếp tục đánh giá ban đầu và sàng lọc các tác phẩm gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi. Các tác phẩm đáp ứng yêu cầu về thể loại, chủ đề, kết cấu và hình thức sẽ được đưa vào chấm Sơ khảo.
- Căn cứ vào kết quả chấm Sơ khảo, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những tác phẩm có chất lượng tốt nhất (lấy điểm từ cao xuống thấp) để xét giải thưởng. Việc lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng căn cứ vào kết quả thực tế, không nhất thiết phải xét đủ số lượng giải.
- Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ lựa chọn 80 tác phẩm cho tất cả các loại hình, trong số các tác phẩm dự thi cấp tỉnh gửi dự thi cấp Trung ương.
7. Kinh phí tổ chức Cuộc thi
Kinh phí tổ chức Cuộc thi từ ngân sách đảng cấp thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 35 các cấp. Không huy động kinh phí dưới mọi hình thức đối với các tác giả/nhóm tác giả dự thi.
----------------------------
PHỤ LỤC
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bạc Liêu năm 2024
Nhóm 1. Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:
- Bối cảnh tình hình và những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
- Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cần bổ sung, phát triển; những giải pháp cần thực hiện để nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có sức sống trường tồn, đáp ứng yêu cầu của thời đại.
- Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênỉn, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu muốn khu biệt hóa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.
- Các đề xuất vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối và thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Nhóm 2. Bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:
- Lan tỏa những thành tựu đột phá, sáng tạo về lý luận trong đường lối đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới.
- Quá trình phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa’” kết hợp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ; gắn với đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.
- Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
- Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.
- Quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận, thực tiễn, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về thành tựu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong thời kỳ đổi mới.
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy mạnh mẽ bản sắc “ngoại giao cây tre” Việt Nam; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về những vấn đề trên.
- Xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện mới của “diễn biến hòa bình”.
- Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “an sinh xã hội”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lập hội” để chống Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.
- Kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển đất nước thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI; gắn với nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.
- Nhận diện, phê phán các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội và trên không gian mạng.
- Nhận diện và đấu tranh với những luận điệu chống phá đối với đường lối, quan điểm chỉ đạo mới của Đảng trong nghị quyết các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành.
- Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và công tác chuẩn bị (nội dung, nhân sự, tổ chức) cho Đại hội XIV của Đảng.
Nhóm 3. Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:
- Nhận thức mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.
- Các yêu cầu mới trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.
- Mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ, với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp vững mạnh toàn diện.
- Lan tỏa những kinh nghiệm hay, những cách làm mới về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về phòng chống tiêu cực trong bối cảnh mới.
- Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Dựa vào Nhân dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; huy động sự tham gia đông đảo của Nhân dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
- Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc; nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước và xã hội.
- Đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp lực lượng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xây dựng “thế trận lòng dân” thế trận an ninh Nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên các mặt trận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Kinh nghiệm mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW và 03 năm tổ chức cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đề xuất những kiến nghị, giải pháp.
- Thực tiễn, kinh nghiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
-----------------------
THỂ LỆ
Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Bac Liêu năm 2024
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Thể lệ này quy định mục đích, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng áp dụng, tác giả, số lượng tác phẩm dự thi, tiêu chí xét chọn, hồ sơ, quy trình, thủ tục, Ban Giám khảo và cách thức tổ chức Cuộc thi.
2. Để bảo đảm phạm vi nội dung, tính chất của Cuộc thi, các tác phẩm dự thi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ban Tổ chức về chủ đề, hình thức thể hiện. Những tác phẩm không đáp ứng yêu cầu này sẽ bị loại ngay từ khi tiếp nhận, không đưa vào chấm thi và không trả lại cho các tác giả.
3. Để kịp thời phục vụ trực tiếp công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các địa phương, đơn vị tổ chức Cuộc thi ở cấp huyện và tương đương sau khi nhận được tác phẩm dự thi, có thể chủ động công bố/đăng tải các tác phẩm có chất lượng tốt, nhưng khi gửi tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh phải gửi kèm theo minh chứng công bố/đăng tải (photo bài viết đã đăng tải trên báo/tạp chí, hoặc bản in nguyên trạng từ trang báo/tạp chí điện tử kèm đường link và bản mềm, hoặc đường link, địa chỉ đăng tải các tác phẩm phát thanh/truyền hình/video clip).
Sau khi gửi tác phẩm dự thi, các tác giả/nhóm tác giả cũng có thể công bố/đăng tải tác phẩm của mình trên các cơ quan báo chí, mạng xã hội được cấp có thấm quyền cấp phép nhưng phải báo cáo và cung cấp minh chứng kèm theo (như trên) về cơ quan, đơn vị đã thu nhận tác phẩm. Việc cung cấp minh chứng công bố/đăng tải tác phẩm dự thi là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xác định thời điểm công bố của tác phẩm dự thi (bảo đảm tính mới của tác phẩm) và tránh việc công bố/đăng tải tác phẩm dự thi nhiều lần.
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2. Số lượng tác phẩm dự thi
- Với các tác phẩm dạng viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm tham gia dự thi: 01 bài viết loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết loại hình Báo (Báo in hoặc Báo 'điện tử).
- Với các tác phẩm dạng phát thanh/truyền hình/video clip, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip.
Điều 3. Tiêu chí đối với tác phẩm dự thi
1. Về chủ đề, nội dung
Tác giả/nhóm tác giả xác định chủ đề tác phẩm theo các nhóm chủ đề tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, như: giá trị khoa học, cách mạng và thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đề xuất bổ sung, phát triển; chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; lý luận về đường lối đổi mới đất nước; bảo vệ, vận dụng, phát triển lý luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; những nội dung cốt lõi, nội dung mới của các Nghị quyết, Kết luận các Hội nghị Trung ương khoá XIII năm 2023, 2024, các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất bản năm 2023; bảo đảm an sinh xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội trên tất cả các lĩnh vực; tổng kết những kinh nghiệm quý, mô hình, cách làm hay và đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (có Phụ lục định hướng, gợi ý chủ đề kèm theo Kế hoạch và Thể lệ).
2. Về hình thức
- Sản phẩm tham gia dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt) thuộc một trong các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip.
Tác phẩm dự thi của các tác giả sẽ được tổ chức chấm kín, vì vậy tác giả/nhóm tác giả cung cấp thông tin cá nhân ở một trang riêng đính kèm phía sau tác phẩm (đối với dạng viết) hoặc kịch bản văn học (đối với dạng phát thanh/truyền hình/video clip). Không gắn thông tin cá nhân của tác giả với bất cứ nội dung nào của tác phẩm. Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, bút danh (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email, số CCCD, số tài khoản cá nhân, ngân hàng. Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung và hình thức nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy.
- Quy định về hình thức các loại hình: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip như sau:
2.1. Tạp chí
Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài viết chính luận trên tạp chí in hoặc tạp chí điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).
- Ghi rõ loại hình bài viết: Tạp chí.
- Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).
- Từ khóa: gồm 3 đến 5 từ khóa có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài viết
- Dung lượng bài viết: Tối thiểu 4.000 từ - tối đa 6.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn: để ở cuối trang. Đối với sách báo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...). Nếu sử dụng nguồn tài liệu chưa được công bố trên sách báo hoặc chỉ được phép dùng hạn chế thì phải ghi rõ tên cơ quan quản lý tài liệu, ký hiệu tài liệu.
- Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A,B,C với gồm: Tên tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số.
2.2. Báo viết
Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài báo chính luận trên báo in hoặc báo điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
* Đối với báo in
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).
- Ghi rõ thể loại bài viết: Báo in.
- Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).
- Một bài viết không quá 4.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.
* Đối với báo điện tử
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).
- Ghi rõ thể loại bài viết: Báo điện tử.
- Sapo: không quá 60 từ, khoảng 4 dòng (in nghiêng).
- Một bài viết không quá 2.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.
- Với bài viết nhiều kỳ: không quá 03 kỳ, mỗi kỳ không quá 2.000 từ; mỗi kỳ kết cấu như một bài viết độc lập nhưng tổng thể các kỳ có nội dung liên quan đến cùng một chủ đề.
2.3. Phát thanh
Tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn.
2.4. Truyền hình
Mỗi tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (mỗi loạt bài không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo truyền hình là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.
2.5. Video clip
Mỗi tác phẩm là một video clip hoặc loạt video clip về cùng một chủ đề chuyên luận, chuyên đề (mỗi loạt video clip không quá 03 kỳ). Mỗi video clip (hoặc mỗi kỳ trong loạt video clip) có độ dài tối đa không quá 05 phút, thể hiện được đặc trưng của thể loại video clip là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.
Điều 4. Ban Tổ chức Cuôc thi
1. Ban Tổ chức Cuộc thi do ủy viên Ban Thường vụ trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động liên quan đến Cuộc thi.
2. Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh) trong quá trình hoạt động.
3. Ban Tổ chức Cuộc thi được quyền sử dụng tác phẩm tham gia dự thi để tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Điều 5. Đơn vị Thường trực Cuộc thi
Đơn vị Thường trực Cuộc thi là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Đơn vị Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thể lệ Cuộc thi tới các đơn vị, địa phương, cá nhân liên quan.
2. Là đầu mối nhận hồ sơ dự thi của các đơn vị, địa phương và tác phẩm của cá nhân gửi tham dự Cuộc thi cấp tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp tham mưu về nội dung và bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ quá trình làm việc của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi và tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi cấp tỉnh.
Điều 6. Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2. Giúp việc cho Ban Giám khảo có Tổ giúp việc do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
3. Ban Giám khảo xây dựng tiêu chí và quy chế chấm thi phù hợp với yêu cầu của Cuộc thi và Luật Báo chí.
Điều 7. Lập hồ sơ dự thi
Hồ sơ dự thi do các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu tại tiết 5.2, mục 5, phần IV Kế hoạch tổ chức Cuộc thi lập, gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cơ quan Thường trực Cuộc thi), gồm các sản phẩm sau:
(1) Báo cáo tổng kết quá trình triển khai Cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ hình thức triển khai, tổng số tác phẩm dự thi thu được và số tác phẩm dự thi theo từng loại hình; số tác phẩm gửi dự thi ở cấp tỉnh).
(2) Danh sách tổng số tác phẩm dự thi đã thu nhận được tại cơ quan, đơn vị, địa phương (theo Mẫu 1 của Ban Tổ chức Cuộc thi - định dạng Microsoft Excel).
(3) Danh sách các tác phẩm gửi về dự thi cấp tỉnh (theo Mẫu 2 của Ban Tổ chức Cuộc thi - định dạng Microsoft Excel).
(4) Nội dung các tác phẩm dự thi cấp tỉnh (quy định tại Điều 3 Thể lệ này) và minh chứng kèm theo với các sản phẩm đã được đăng tải trong quá trình triển khai Cuộc thi:
- Mỗi tác phẩm dạng bài viết gửi bản in (khổ A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word), kèm thông tin cá nhân.
- Mỗi tác phẩm dạng phát thanh/truyền hình/video clip gửi file tác phẩm (dạng mp3/mp4) và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word), kèm thông tin cá nhân. Tất cả các tác phẩm dự thi dạng phát thanh/truyền hình/vỉdeo clip của đơn vị/địa phương chứa đựng trong 01 USB gửi kèm hồ sơ dự thi.
- Các tác phẩm đã công bố/đăng tải gửi kèm minh chứng (quy định tại Điều 2 thể lệ này).
Điều 8. Phương thức, quy trình tổ chức chấm thi và xét giải thưởng
1. Phương thức, quy trình tổ chức chấm thi thực hiện theo mục 6, phần IV Kế hoạch tổ chức Cuộc thi.
2. Số lượng bài gửi dự thi cấp tỉnh. Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương (có nêu rõ số lượng trong Kế hoạch).
Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh căn cứ kết quả tổ chức Cuộc thi tại các đơn vị, địa phương, kết quả tổ chức chấm thi để xét giải thưởng cho các cá nhân, tập thể.
Điều 9. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả Cuộc thi. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người khiếu nại, lý do khiếu nại và gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - đơn vị Thường trực Cuộc thi.
Đơn vị Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Ban Tổ chức Cuộc thi. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.
2. Các tác phẩm tham dự cuộc thi nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí và các quy định của Nhà nước có liên quan và Thể lệ này, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng (nếu có), thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Bản Thể lệ này kèm theo Kế hoạch tổ chức Cuộc thi, có hiệu lực kể từ ngày Kế hoạch tổ chức Cuộc thi được ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh điểm nào chưa hợp lý, Ban Tổ chức Cuộc thi tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Bạc Liêu tham gia nhiều hoạt động tại Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL
- Mít-tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12)
- Tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm
- Hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác biên phòng năm 2024