BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Bạc Liêu - năm 2023
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới và Kế hoạch số 1712-KH/HVCTQG, ngày 31/01/2023 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023; Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Bạc Liêu - năm 2023” (gọi tắt là Cuộc thi), như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm;động viên, khích lệcán bộ, đảng viênvà nhân dân viết bài về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ghi nhận, biểu dương các tác giải có bài viết xuất sắc tiêu biểu và các tập thể có nhiều bài viết dự thi đạt chất lượng tốt.Thông qua Cuộc thi, giúp cấp ủy, tổ chức đảng có thêm những giải pháp thiết thực để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
2. Yêu cầu
Cuộc thi phải được phát động sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia.Công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc thi phải được tiến hành chu đáo; công tác sàng lọc, đánh giá bài viết dự thi phải khách quan, công tâm, chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.Lựa chọn những bài viết xuất sắc nhất, các tập thể có nhiều đóng góp trong tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để trao giải, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN
1. Đối tượng
- Giảng viên, công chức, viên chứcTrường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh;
- Phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh.
- Cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong và ngoài tỉnh.
2. Nội dung
Bài viết tập trung phản ánh thực tiễn và kinh nghiệm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, theo các chủ đề sau:
+ Một số vấn đề đặt ra với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
+ Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thư tư với hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
+ Mối quan hệ giữa “Xây dựng Đảng” với “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
+ Xây dựng đội ngũ, mạng lưới bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng lý luận ở nước ta hiện nay - thực tiễn và kinh nghiệm.
+ Tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
+ Vai trò của truyền thông, báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
+ Vai trò của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Vai trò của đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Công tác tư tưởng, lý luận với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
+ Đổi mới công tác tuyên truyền đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng cùa Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
+ Đổi mới công tác giảng dạy lý luận chính trị đáp ứng tốt yêu cầu tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
+ Học tập lý luận chính trị với việc phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính tri, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay.
+ Mô hình, kinh nghiệm tốt của một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng củaĐảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
+ Mục tiêu, yêu cầu của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
+ Kết hợp “xây” và “chống” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
+ Những kỹ năng cần thiết của đội ngũ cán bộ nòng cốt bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
+ Quản lý mạng xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
+ Ảnh hưởng của mạng xã hội với hệ giá trị văn hóa đạo đức của cộng đồng.
+ Đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng truyền thông xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.
+ Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
* Lưu ý: Các chủ đề trên đây là những gợi mở, định hướng. Người tham gia Cuộc thi tự đặt tiêu đề cho bài viết dự thi và có thể lựa chọn những vấn đề khác trên cơ sở nhận thức của bản thân, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và có liên quan đến nội dungCuộc thi.
3. Hình thức
Bài viết dự thi được đánh máy bằng tiếng Việt trên khổ giấy A4, với yêu cầu cụ thể sau:
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm);
- Tóm tắt bài viết: không quá 75 từ, khoảng 5 dòng (in nghiêng);
- Bài viết không quá 2.000 từ (khoảng 4 trang A4), cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn dòng 1,5 lines; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.
- Tài liệu trích dẫn: để ở cuối trang. Đối với sách báo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...). Nếu sử dụng nguồn tài liệu chưa được công bố trên sách báo hoặc chỉ được phép dùng hạn chế thì phải ghirõ tên cơ quan quản lý tài liệu, ký hiệu tài liệu.
- Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A,B,C với gồm: Tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số.
- Ghi rõ họ và tên, bút danh, chức vụ công tác, địa chỉ liên hệ, điện thoại và email; số tài khoản ngân hàng, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân còn giá trị.
4. Yêu cầu khác
- Bài viết tham gia dự thi chưa được công bố trên các tạp chí, sách, báo, bản tin, cổng (trang) thông tin điện tử của tỉnh, thành phố, các sở, ngành, đơn vị, địa phương.
- Ban Tổ chức sẽ tiến hành rà quét tự động nhằm xác định mức độ trùng lặp đối với tất cả các bài viết dự thi; những bài viết có độ trùng lặp quá 20% sẽ bị loại.
- Bài viết dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm gửi cho Ban Tổ chức cuộc thi.
- Trong thời gian từ khi phát động đến khi kết thúc cuộc thi, tác giả không đăng tải bài viết dự thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
- Không hạn chế số bài tham gia dự thi đối với các tác giả.
- Tác giả tham gia dự thi không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Các bài viết đạt giải sẽ thuộc bản quyền của Ban Tổ chức cuộc thi. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài viết đạt giải để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, Cổng Thông tin điện tử vàBản tin Thông báonội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.Những bài viết không đạt giải nhưng được chọn, biên tập để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, Cổng Thông tin điện tử và Bản tin Thông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ được trả nhuận bút theo quy định.
5. Thời gian, địa chỉ nhận bài viết dự thi
- Người tham gia dự thi gửi đồng thời bản giấy và file bài viết (định dạng Microsoft Word) về Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Đối với bản giấy: thời gian gửi bài dự thi từ khi ban hành kế hoạch đến hết ngày 01/7/2023(tính theo dấu bưu điện),về địa chỉ: Phòng Khoa Giáo - Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, số 01, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
+ Đối với file: gửi vào địa chỉ email: cuocthiviet35baclieu@gmail.com(tính theo thời gian nhận trên hệ thống mail).
- Đối với bài viết dự thi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh thì gửi về Ban Chỉ đạo 35 huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổng hợp, chấm thi và chọn 10 bài có chất lượng tốt nhất gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi (Riêng Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh chọn 20 bài).
- Đối với bài viết dự thi của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngoài tỉnh thì gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi qua đường bưu điện và địa chỉ mail như trên.
- Những bài viết không đáp ứng các quy định về nội dung, hình thức nêu trong kế hoạch này sẽ bị loại. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các bài viết này.
6. Chấm thi
6.1.Vòng sơ khảo
- Bước 1: Ban Tổ chức cuộc thi nhận, tập hợp các bài viết từ Ban Chỉ đạo 35 huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và của cán bộ, đảng viên, Nhân dân ngoài tỉnh. Sau đó rà quét tự động nhằm xác định mức độ trùng lặp đối với tất cả các bài viết dự thi. Chỉ những bài viết có độ trung lặp không quá 10% mới được đưa vào thẩm định bước tiếp theo.
- Bước 2: Ban Giám khảo tiến hành chấm thi và lựa chọn 30 bài viết có chất lượng tốt nhất (lấy từ điểm cao xuống thấp cho đến khi đủ 30 bài viết) để thẩm định và chấm chung khảo.
6.2. Vòng chung khảo
- Ban Giám khảo chấm luân phiên 30 bài viết được lựa chọn từ bước 2. Trên cơ sở kết quả chấm điểm, Ban Tổ chức chọn ra những bài viết xuất sắc nhất để quyết định trao giải. Việc lựa chọn bài viết xuất sắc để trao giải căn cứ vào thực tế, không nhất thiết phải xét đủ số lượng các giải theo cơ cấu giải thưởng.
- Dự kiến Lễ tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi vào quý III, năm 2023.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy - Thường trực Ban Tổ chức cuộc thi
- Tham mưu triển khai, phổ biến kế hoạch tổ chức Cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký; dự trù kinh phí; thang điểm chấm thi; các quyết định khen thưởng và bằng khen, giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Cuộc thi.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai tổ chức Cuộc thi. Tham mưu tổ chức lễ trao giải Cuộc thi.
- Sau khi kết thúc Cuộc thi, phối hợp Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh đăng tải các bài viết đạt giải; đồng thời, lựa chọn các bài viết có nội dung tốt để gửi về tham dự giải của Trung ương và đăng tải trên các cơ quan báo chí của tỉnh. Phối hợp xây dựng phần mền rà quét mức độ trùng lặp củacác bài viết tham gia dự thi.
2. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh
- Tổ chức đăng tải các thông tin liên quan đến cuộc thi, các bài viết đạt giải trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức rà quét mức độ trùng lặp của các bài viết tham gia dự thi.
3. Các cơ quan báo chí của tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, phát động cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tham dự Cuộc thi.
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đăng tải thông tin tuyên truyền về Cuộc thi; các bài viết đạt giải có nội dung tốt.
4. Ban Chỉ đạo 35 các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Trường Chính trị, Trung tâm Chính trị các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh
- Ban Chỉ đạo 35 các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc có kế hoạch hưởng ứng cuộc thi tại địa phương, cơ quan đơn vị. Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức chấm và trao giải cấp mình.
- Trường Chính trị, Trung tâm Chính trị các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh triển khai kế hoạch Cuộc thi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, giảng viên, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan để Cuộc thi diễn ra hiệu quả và có sức lan tỏa rộng rãi.
Trong thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh trao đổi với Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi (qua Phòng Khoa giáo - Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy).
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Bạc Liêu tham gia nhiều hoạt động tại Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL
- Mít-tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12)
- Tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm
- Hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác biên phòng năm 2024