Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 13 tỉnh, thành ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh: Hợp tác liên kết để cùng phát triển bền vững
Chiều 20/11/2019, tại Bạc Liêu đã diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP. Hồ Chí Minh về Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch. Dự và đồng chủ trì cuộc họp gồm có các đồng chí: Ngô Hoài Chung - Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch; Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.
Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: H.T
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Dương Thành Trung: Mặc dù có tiềm năng rất phong phú, nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng ĐBSCL vẫn chưa thật sự phát triển, thiếu các trung tâm và điểm đến du lịch có tính đặc trưng cao, đẳng cấp chất lượng quốc tế, sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong vùng. ĐBSCL đang thiếu một chiến lược phân vùng và liên kết du lịch để tạo ra chuỗi toàn vùng. Vì vậy, cuộc họp này sẽ là cơ hội để lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của các tỉnh, thành phố gặp gỡ, trao đổi và bàn các giải pháp nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ, hợp tác trong liên kết phát triển du lịch. Đặc biệt là bàn giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường đầu tư vào địa bàn trong chương trình liên kết, nhất là khuyến khích những doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào du lịch ĐBSCL… |
Thành lập Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch
Cuộc họp đã thông qua dự thảo chương trình hợp tác hướng đến mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối phát triển du lịch liên vùng; cụ thể hóa các chỉ đạo tại hội nghị lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh về liên kết hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 5/9/2019 tại TP. Hồ Chí Minh).
Tại cuộc họp, các địa phương đã thống nhất thành lập Hội đồng liên kết (HĐLK) hợp tác phát triển du lịch vùng TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL (gọi tắt là HĐLK) và thành lập Tổ giúp việc Hội đồng. Trong đó, đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Hội đồng; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách du lịch các tỉnh là Cụm trưởng Cụm liên kết phía Tây và Cụm trưởng Cụm liên kết phía Đông ĐBSCL sẽ là Phó Chủ tịch Hội đồng; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách du lịch 11 tỉnh, thành ĐBSCL là thành viên của Hội đồng. HĐLK sẽ sớm triển khai xây dựng chương trình liên kết giai đoạn 2020 - 2021 với các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. Đồng thời, HĐLK sẽ thực hiện vai trò chỉ đạo triển khai thực hiện đúng các nhiệm vụ, mục tiêu đã thống nhất trên cơ sở các nội dung đã ký kết, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành mỗi địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về liên kết hợp tác; có những đề xuất, kiến nghị với Trung ương về những cơ chế, chính sách phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: T.T
Đồng lòng đề xuất Trung ương hỗ trợ du lịch vùng
Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, các đại biểu đã đề cập những vấn đề vướng mắc hiện nay của du lịch vùng ĐBSCL như: nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch còn yếu, chưa bắt kịp được sự phát triển của ngành Du lịch hiện nay; hạ tầng giao thông từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh, thành ĐBSCL, kể cả đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không đều là những “điểm nghẽn” của vùng; các sản phẩm du lịch còn na ná nhau, chưa hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, HĐLK cần đồng lòng đề xuất những kiến nghị với Trung ương để hỗ trợ phát triển du lịch vùng… Sau khi bàn bạc và đi đến thống nhất, HĐLK đã đưa ra những mục tiêu phấn đấu cụ thể như: Tiếp tục nâng cấp các điểm đến hiện có, định vị hoặc tái định vị sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương; hoàn thành và đưa ra thị trường ít nhất 3 tuyến du lịch mới, đặc trưng, kết nối TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Theo đó, HĐLK sẽ tổ chức các cuộc họp, trao đổi với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phác thảo các chương trình tua, tuyến du lịch dự kiến kết nối TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; tổ chức khảo sát các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ trên tuyến, đề xuất danh sách một số di tích văn hóa lịch sử đã được công nhận đề nghị Bộ VH-TT&DL hỗ trợ chuẩn hóa, nâng cấp để kết hợp phát triển du lịch.
Riêng đối với khía cạnh mời gọi đầu tư phát triển du lịch, các thành viên HĐLK cũng thống nhất phương án: sau khi mỗi địa phương gửi danh sách từ 1 - 2 dự án tiêu biểu gắn với phát triển lợi thế cạnh tranh của tổ giúp việc Hội đồng thì ngay sau đó Hội đồng sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp đầu tư khảo sát, đánh giá hiện trạng và khả năng thu hút; đồng thời, hỗ trợ các nhà đầu tư trong các nội dung tiếp cận thông tin, chính sách và quy trình, thủ tục đầu tư.
Ý nghĩa đặc biệt hơn hết của sự liên kết hợp tác lần này mà 14 thành viên đều hướng đến đó là: từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vùng; thúc đẩy, tạo sự liên kết lan tỏa, tổng thể trên nhiều lĩnh vực giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL theo hướng bền vững, cùng phát triển. Dự kiến, Chương trình Liên kết hợp tác sẽ được triển khai ký kết chính thức vào giữa tháng 12/2019 trong hội nghị các lãnh đạo giữa lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Bạc Liêu.
Hoàng Uyên
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ 2 và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương khoá XIII
- Khai mạc triển lãm sách, báo xuân Ất Tỵ 2025
- Giá nước sinh hoạt năm 2025 tại TP. Bạc Liêu tăng 2 - 3%
- Trao quà tết và học bổng với chủ đề “Đánh thức ước mơ - Chào mùa Xuân mới” cho trẻ em khuyết tật
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thăm, chúc Tết các lực lượng vũ trang