Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Để khát vọng trở thành sức mạnh
Với tinh thần trách nhiệm cao và mong muốn đưa tỉnh Bạc Liêu phát triển nhanh, bền vững, hội nghị giữa nhiệm kỳ lần này, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh đã tổ chức thảo luận và nhận được nhiều đóng góp, hiến kế, phản biện trong việc xây dựng các chính sách cũng như thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH) đến năm 2020.
Theo các đại biểu, kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua là những thành tích đáng tự hào, tạo nên những tiền đề quan trọng trong thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH đến cuối nhiệm kỳ. Kết quả ấy thể hiện sự đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, đặc biệt là sự lãnh đạo năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, địa phương. Đây được xem là bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục phát huy và khơi dậy thành phong trào thi đua rộng khắp.
Bàn về tập trung thực hiện “5 trụ cột phát triển KT-XH” tại hội nghị giữa nhiệm kỳ lần này, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến trụ cột thứ 5. Đó là tập trung phát triển kinh biển gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng. Theo các đại biểu, đó là sự lựa chọn đúng đường hướng cho một Bạc Liêu quyết tâm làm giàu từ biển và khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có gắn với phát triển kinh tế biển như: phát triển năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển…
Điều hành và tham gia thảo luận tổ tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ảnh: C.K - H.L
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế biển, Bạc Liêu cần tăng cường đầu tư vốn cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản…
Một nội dung khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm là việc thực hiện tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu dựa trên cơ sở nào để vào năm 2020 Bạc Liêu đứng vào tốp khá của khu vực ĐBSCL và tốp trung bình khá của cả nước. Đó là dựa vào tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn), thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ giảm nghèo hay các chỉ tiêu khác… Đồng thời, quan tâm đến việc triển khai, tiến độ thực hiện các dự án động lực có liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
Tại hội nghị lần này, một trong những việc làm được đánh giá cao là Tỉnh ủy đã tổ chức để Bí thư Đảng ủy các xã, phường, thị trấn tham gia hội nghị. Qua đó, không chỉ để Bí thư các cơ sở kịp thời nắm bắt các thông tin, định hướng và các giải pháp chiến lược của tỉnh, mà còn thảo luận các đóng góp ý kiến từ cơ sở. Vì vậy, hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến từ các địa phương về công tác đầu tư vốn cho xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các kiến nghị về phát triển KT-XH ở các địa phương…
Một nội dung khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là Bạc Liêu tập trung phát triển du lịch và xem đây là ngành kinh tế quan trọng. Qua đó cũng chỉ ra những hạn chế của ngành Du lịch trong thời gian qua. Cụ thể là một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2017 du lịch đã được lãnh đạo tỉnh xác định là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của Bạc Liêu, tuy nhiên một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự đề cập trọng tâm vấn đề này trong kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH. Các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển du lịch vừa qua ban hành khá đầy đủ, nhưng nhìn chung còn dàn trải, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đặc biệt là trong đầu tư hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngành Du lịch, phát triển sản phẩm du lịch. Bạc Liêu chưa được xếp vào các tỉnh trọng điểm du lịch quốc gia nên việc tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư và mời gọi các thành phần kinh tế cho phát triển hạ tầng du lịch còn hạn chế. Việc thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch chậm, một số dự án thiếu vốn nên tiến độ triển khai thực hiện chậm và chưa đạt yêu cầu; một số dự án thay đổi chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng tiến độ. Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào phát triển du lịch; doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch chưa nhiều, phần lớn quy mô vừa và nhỏ; chưa có cơ chế, chính sách và nguồn lực ưu tiên dành cho hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ chưa thật sự chủ động, đổi mới, mạnh dạn đầu tư trên lĩnh vực du lịch; chưa thật sự quan tâm đến đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và trình độ cho người lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong phát triển du lịch vẫn chưa gắn kết có hiệu quả, chưa đề ra được kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương mình để thực hiện chương trình hành động du lịch của tỉnh. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được quan tâm tương xứng nên thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để tạo thành chuỗi hoàn chỉnh. Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn cũng như trình độ của đội ngũ lao động ngành Du lịch vẫn còn hạn chế. Các huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách và kinh phí đầu tư công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch còn hạn chế. Thiếu các công trình nghiên cứu, đề tài, dự án về khoa học - công nghệ liên quan đến phát triển du lịch; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý du lịch còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức để kịp với xu thế; công tác thống kê và điều tra cơ bản về du lịch chưa đồng bộ…
Ngoài những ý kiến trên, tại các tổ thảo luận còn nhận được nhiều ý kiến, đề xuất và phản ánh về công tác giảm nghèo, việc làm sau đào tạo (nhất là sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường thường không tìm được việc), công tác thông tin tuyên truyền, phát triển và xây dựng mô hình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hạ tầng đô thị, phát triển lưới điện, đường giao thông nông thôn, tăng cường đầu tư tín dụng cho phát triển sản xuất…
Tại buổi thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thông tin thêm và giải đáp băn khoăn của đại biểu về những vấn đề nêu trên. Đồng thời, nêu quyết tâm và nỗ lực của cả Đảng bộ trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ.
Đặc biệt trong việc thảo luận và đóng góp ý kiến cho hội nghị giữa nhiệm kỳ lần này đã nhận được ý kiến đóng góp sâu sắc của đồng chí Trương Công Đặng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Đó là khát vọng của cả Đảng bộ cho một Bạc Liêu phát triển nhanh và bền vững. Khát vọng ấy phải được lan tỏa trong quần chúng nhân dân để tạo nên sức mạnh và phong trào thi đua rộng khắp.
Khát vọng ấy chắc chắn sẽ đưa Bạc Liêu bứt phá và thật sự trở thành niềm tự hào mỗi khi nhắc đến.
Nhóm P.V
- RẠNG RỠ VIỆT NAM
- Các khu, điểm du lịch đón khoảng 245.000 lượt khách trong dịp tết Nguyên đán
- Rộn ràng chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào xuân Ất Tỵ 2025
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết các bệnh viện và Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh
- Mở cửa làm việc xuyên Tết, Công an Bạc Liêu phục vụ người dân làm Căn cước