Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác
Hành trình vĩ đại của Người bắt đầu bằng sự kiện ngày 5/6/1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, cách đây hơn 100 năm được thực tiễn lịch sử khẳng định, đó là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng gian lao, quả cảm và sáng tạo suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Và thật là kỳ diệu, sự khởi đầu đó đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lớn lao, một mốc son đánh dấu giai đoạn lịch sử vẻ vang, mở ra cuộc hành trình của toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng, kiên cường đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất non sông, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội...
Điểm xuất phát của cuộc hành trình đó là bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn. Tại đây, Người đã lên con tàu của Pháp - Latusơ Tơrêvin với vai trò phụ bếp và cuộc hành trình đi tìm con đường sáng cho dân tộc Việt Nam bắt đầu.
Tàu đến Mác-Xây ngày 6/7/1911, dọc đường Người có đi qua cảng Côlômbô (nay là Xrilanca), cảng Poxait (Ai Cập). Từ Pháp, Người tiếp tục đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuy-ni-di, An-giê-ri, Ghi-nê xích đạo… Trong cuộc hành trình của mình, làm thuê trên chiếc tàu vòng quanh châu Phi, Người đã tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, lầm than của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân.
Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: T.L |
Năm 1917, sau sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga, Người trở về Pháp, hòa mình trong phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi của nước Pháp và tham gia Đảng xã hội Pháp. Tháng 7/1920, sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đến được với Người. Từ bản luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, Người tán thành Quốc tế III và trở thành người Việt Nam đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy, tới năm 1920 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta, đó là: kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập trung truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
Đến tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênnin vào Việt Nam.
Trước yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển biến từ tự phát sang tự giác và giành được nhiều thắng lợi to lớn nâng dần chất và lượng.
Ngày 28/1/1941 (tức mùng 2 Tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc qua mốc 108 (cũ) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đồng bào Pác Bó - Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chặng đường 30 năm bôn ba khắp đó đây của Nguyễn Ái Quốc, vừa tìm đường cứu nước, vừa kiên trì chiến đấu đầy bản lĩnh và trí tuệ để bảo vệ con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Thành quả vĩ đại của cuộc hành trình 30 năm đó thể hiện ở chỗ: Những câu hỏi lớn nhất đối với dân tộc Việt Nam, với cách mạng Việt Nam, mà trước đó chưa ai tìm được câu trả lời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đáp sáng tỏ, đầy sức thuyết phục.
Sự kiện ngày 5/6/1911 là một sự kiện vĩ đại của lịch sử dân tộc, không những đã chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và công lao to lớn của Bác Hồ trên hành trình tìm đường cứu nước và giải phóng cho nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà còn là động lực giúp chúng ta càng phấn khởi, củng cố niềm tin, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vững bước trên con đường Người đã chọn, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đồng bộ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
T.L
- Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều trao tặng 100 suất quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo huyện Hòa Bình
- TX. Giá Rai: Họp mặt gia đình chính sách vùng căn cứ cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
- Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam: Trao tặng 200 suất quà tết cho hộ nghèo và gia đình chính sách tại Bạc Liêu
- THÔNG BÁO
- Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng