Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Hiệu quả từ phong trào Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
Phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu (gọi tắt là phong trào) năm 2020 tiếp tục thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh tham gia. Hiệu quả rõ nét là phong trào đã giúp nhiều hộ nông dân tăng mức thu nhập, làm giàu chính đáng, giảm nghèo bền vững, góp phần để các địa phương trong tỉnh thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Các thí sinh Hội Nông dân huyện Hồng Dân tham gia Hội thi Nhà nông đua tài do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
Năng động phát triển kinh tế
Có thể khẳng định phong trào đã góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của nông dân ở tất cả các địa phương của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Qua thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân vươn lên làm giàu chính đáng nhờ mô hình sản xuất - kinh doanh giỏi.
Điển hình như mô hình sản xuất giỏi, hiệu quả kinh tế cao theo hướng đa con của ông Nguyễn Văn Nhã - nông dân ấp Khúc Tréo B (xã Tân Phong, TX. Giá Rai). Ông Nhã chia sẻ: “Năm 2016, tôi được Hội Nông dân cho tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản xuất theo mô hình đa canh, được đi tham quan học tập ở những mô hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, còn được xét hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Từ nguồn vốn và kinh nghiệm học tập được, tôi bắt đầu áp dụng, chuyển đổi 2,5ha đất sản xuất của gia đình sang mô hình đa canh, đa con. Kết quả từ mô hình nuôi ếch sinh sản, thương phẩm; nuôi cá rô phi đơn tính, cá kèo và nuôi tôm thẻ chân trắng, liên tục từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí đạt từ 400 đến trên 550 triệu đồng”.
Là thành viên trong Tổ nông dân hợp tác sản xuất ở địa phương, ông Nhã còn hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm thành công của mô hình, nhất là trong xử lý cải tạo môi trường ao nuôi, cách thức chăm sóc và khâu chọn giống từng loại vật nuôi cho nhiều hộ nông dân ở địa phương. Nhờ vậy, việc sản xuất của nhiều thành viên trong tổ hợp tác đều đạt hiệu quả và phát triển thuận lợi.
Thông qua phát động, thực hiện phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến với những mô hình kinh tế hiệu quả. Có thể điểm qua như: Ông Lê Huỳnh Sáng (ấp Thống Nhất, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân) với mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp với tôm càng xanh. Trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm cho thu hoạch trên 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 720 triệu đồng. Ông Lê Minh Chiến (ấp Tràm I, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình) với mô hình sản xuất - kinh doanh lúa gạo. Từ việc nắm bắt thị trường, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý chất lượng gạo mua vào và kỹ năng bán hàng, nên trong 5 năm qua, lợi nhuận thu được trung bình trên 8,2 tỷ đồng/năm. Ngoài ra ông còn tạo điều kiện cho hơn 40 lao động tại địa phương có việc làm ổn định và mỗi năm giúp đỡ 7 - 10 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Từ đó có thể thấy, phong trào đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống hội viên, nông dân được nâng lên đáng kể, nhiều hộ đã vươn lên khá, giàu và mỗi năm có hàng ngàn hộ thoát nghèo bền vững…
Nông dân xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi) chăm sóc lúa được sản xuất theo mô hình “3 giảm - 3 tăng”. Ảnh: X.T
Khích lệ phong trào
Ông Phạm Tấn Tài - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: “Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản an toàn, bền vững, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh đều xây dựng kế hoạch phát động phong trào. Đồng thời, triển khai sâu rộng trong cán bộ, hội viên và nông dân; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hộ hội viên, nông dân đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ra sức thi đua lao động, sản xuất, quyết tâm giảm nghèo, vươn lên khá, giàu”.
Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, các mô hình trình diễn, tổ chức hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ về chăn nuôi, trồng trọt, cách phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức các hội thảo về canh tác lúa trên cánh đồng lớn, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt an toàn; trình diễn cánh đồng lớn; chương trình sản xuất lúa “3 giảm - 3 tăng” trong sản xuất lúa chất lượng cao; mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao…
Đặc biệt là từ năm 2019 đến nay, các cấp Hội Nông dân tỉnh đã chú trọng hơn việc triển khai thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ nông dân. Thực hiện phương châm vận động đi đôi với hỗ trợ, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 20 tỷ đồng, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân thêm 7 dự án cho 86 hộ vay với số tiền 3,6 tỷ đồng. Nhiều mô hình hiệu quả từ dự án đã được nhân rộng như: mô hình nuôi bò thịt ở phường Láng Tròn (TX. Giá Rai), mô hình nuôi sò huyết ở xã Định Thành A (huyện Đông Hải), mô hình trồng cây ăn trái ở xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân)…
Qua tham gia thực hiện các phong trào thi đua, nông dân đã có bước chuyển biến rõ nét trong phương thức sản xuất, theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
XUÂN THƯỞNG
- UBND tỉnh tổ chức chương trình “Tết yêu thương - Xuân khuyến học”
- Cần phát huy giá trị con cá kèo
- Công ty Điện lực Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, năng suất lao động năm 2025
- Công đoàn Công ty Điện lực Bạc Liêu với phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp an toàn, ngăn ngừa tai nạn lao động trước, trong và sau tết Nguyên đán năm 2025