Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Huyện Hòa Bình: Đồng bào các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững
Huyện Hòa Bình hiện có hơn 16,5% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, người Khmer, Hoa, Mường, Chăm, Cao Lan… và người Kinh trên địa bàn huyện đã đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập để phát triển quê hương bền vững.
Phát triển sản xuất, bảo tồn văn hóa
Là nông dân Khmer tiêu biểu, bà Thạch Thị Tím (xã Minh Diệu) đã mạnh dạn thay đổi cách trồng lúa từ canh tác truyền thống sang canh tác lúa chất lượng cao, áp dụng quy trình “1 phải - 5 giảm”. Từ năm 2021, bà Tím đã tiến hành sử dụng phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bón cho trên 20 công đất lúa của gia đình. Tuy lượng phân bón hóa học sử dụng giảm hẳn nhưng cây lúa vẫn phát triển tươi tốt, qua đó giúp tiết kiệm được từ 5 - 10 triệu đồng tiền phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi vụ lúa. Lúa được tưới tiêu nước theo hình thức ngập khô xen kẽ nên bộ rễ phát triển tốt, hạn chế được tình trạng đổ ngã, thuận lợi cho máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch. Việc áp dụng cách sản xuất lúa tiến bộ này đã giúp gia đình bà Tím tăng lợi nhuận gấp 1,5 - 2 lần so với trước, nhất là khi gần đây lúa bán được giá cao.
Với ông Trương Khiêm - đại diện cho 600 người Hoa trong huyện thì niềm tự hào, phấn khởi chính là sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy văn hóa của người Hoa. Điển hình như ngôi Thành hoàng Cổ miếu - nơi tôn kính tâm linh của người Hoa đã được công nhận Di tích văn hóa cấp tỉnh từ nhiều năm qua và các hoạt động bảo tồn, phát huy di tích đã được triển khai, thực hiện. Đây là niềm cổ vũ to lớn về tinh thần, làm cho cộng đồng người Hoa thấy được trách nhiệm của mình hơn, để cùng ra sức xây dựng huyện Hòa Bình giàu mạnh. Người Hoa của huyện Hòa Bình cũng thông qua hoạt động của Ban quản lý Di tích Thành hoàng Cổ miếu đã vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo, tương trợ, giúp đỡ những hộ dân khi gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn, vận động tập vở cho học sinh nghèo hằng năm trên 80 triệu đồng và 3 tấn gạo…
Sơn mới tường rào chùa Kos Thmây (còn gọi chùa Điền, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) đón tết Chôl-chnăm-thmây. Ảnh: N.Q
Phát triển toàn diện vùng DTTS
Huyện Hòa Bình có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, như: Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc khác. Trong đó, đồng bào DTTS là 15.210 người, chiếm hơn 12,6% dân số toàn huyện. Đồng chí Lý Công Bắc - Bí thư Huyện ủy Hòa Bình, khẳng định: Người Kinh và đồng bào DTTS huyện có truyền thống đoàn kết gắn bó lẫn nhau, trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, khắc phục thiên tai cũng như xây dựng quê hương giàu đẹp. Mỗi dân tộc đều có sắc thái riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam.
Thời gian qua, tỉnh và huyện Hòa Bình tiếp tục quan tâm, tập trung đầu tư cho sự phát triển toàn diện vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống và đã mang lại những kết quả thiết thực. Trong 5 năm qua, tổng giá trị sản xuất ở khu vực có đông đồng bào DTTS nói riêng và toàn huyện nói chung tăng bình quân 7,4% mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ; số hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm khá nhanh, từ 1.829 hộ (năm 2019) còn 677 hộ (năm 2023); nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội được giải quyết kịp thời, thỏa đáng; bản sắc văn hóa các dân tộc được duy trì và phát triển. Cùng với đó, số lượng đảng viên là người DTTS hằng năm đều tăng và có chất lượng. Đảng bộ huyện Hòa Bình hiện có 144 đảng viên là người DTTS, chiếm 4,5% đảng số toàn huyện.
Chiều 21/6, huyện Hòa Bình đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024, có 150 đại biểu chính thức, đại diện cho các thành phần, các giới, các thế hệ, các lĩnh vực trong đồng bào các DTTS. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh và biểu dương công lao của các DTTS đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước, đây còn là dịp để đồng bào các DTTS cùng giao lưu, trao đổi, học hỏi, tạo sự đồng thuận và nâng cao niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước.
Nguyễn Quốc
- Đài Truyền hình Việt Nam: Ghi hình chương trình Tết “12 con giáp” tại Bạc Liêu
- Công an Phường 2: Trả lại kiện hàng trị giá gần 37 triệu đồng cho người đánh rơi
- Hyundai Thành Công Bạc Liêu: Tận tâm phục vụ quý khách
- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10
- 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân: Những kết quả đáng ghi nhận