Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân thời kỳ mới
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) hằng năm được xem là ngày hội của giai cấp công nhân (GCCN) và nhân dân lao động trên toàn thế giới; là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của GCCN trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Hòa chung dòng chảy này, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động của tổ chức Công đoàn tỉnh Bạc Liêu không ngừng đổi mới và ngày một nâng cao cả chất lẫn lượng. Từ “điểm tựa” này, CNVCLĐ trong tỉnh ngày càng khẳng định sứ mệnh, vai trò của mình trong thời kỳ mới.
LĐLĐ tỉnh tổ chức tuyên dương cán bộ, đoàn viên tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp cho hoạt động Công đoàn, phong trào công nhân, viên chức, lao động của tỉnh.
Nâng cao vị thế
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ, trở thành ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động (NLĐ) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, GCCN nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện Luật Lao động ngày làm việc 8 giờ.
Trong tiến trình phát triển của cách mạng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới GCCN, NLĐ và tổ chức Công đoàn. GCCN ngày càng lớn mạnh, luôn là lực lượng hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần tạo nên những thành tựu bước đầu, nhưng rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và duy trì phát triển sản xuất, quyết tâm đổi mới, tiếp cận với hình thức tổ chức kinh tế mới, công nghệ mới hiện đại, cùng đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Để nâng cao vai trò GCCN thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tính năng động sáng tạo của GCCN, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, lòng nhân ái. Điển hình, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh tập trung triển khai, vận động đoàn viên, CNVCLĐ cùng với công đoàn cơ sở (CĐCS) tham mưu tốt cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn” là một trong những nhân tố quan trọng để tạo nên những bước đột phá. Trong gần 100 dự án và đề tài nghiên cứu khoa học, hầu hết đều góp phần tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Tiêu biểu là các sáng kiến mang tiết kiệm về chi phí, thời gian, công sức, tăng năng suất lao động của công nhân, lao động ở một số CĐCS như: Công ty TNHH Một thành viên Giống thủy sản Dương Hùng, CĐCS Công ty Cổ phần Tôm Miền Nam, CĐCS Trung tâm Dịch vụ đô thị Bạc Liêu... đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng.
Ông Huỳnh Nguyễn Trúc Linh - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: T.T
Xây dựng GCCN ngày càng vững mạnh
Thực tế cho thấy, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra những thách thức lớn đối với việc làm và đời sống của một bộ phận không nhỏ NLĐ. Đó là, tự động hóa phát triển mạnh, máy móc thay thế sức lao động con người sẽ xuất hiện nguy cơ dư thừa lao động giản đơn, trình độ thấp. Do đó, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động CNVCLĐ phải luôn chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa. Mỗi cá nhân NLĐ phải nỗ lực tự vượt qua chính mình, trước hết là thay đổi tư duy, tập quán nông nghiệp, sau đó là tự học tập, tự trang bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Nhằm lan tỏa phong trào thi đua trong cán bộ, viên chức, lao động, những năm qua, các cấp Công đoàn đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, từ đó đã xuất hiện, nhân rộng ngày càng nhiều các phong trào thiết thực như: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “liên kết phục vụ nông nghiệp - phát triển nông thôn theo hướng bền vững”. Trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thì nổi bật với các phong trào như: “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Sản xuất - kinh doanh giỏi, quản lý tốt”, “Mỗi kỹ sư một đề tài, mỗi tổ công đoàn một sáng kiến”; “Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”…
Phát huy những thành quả trên, Công đoàn các cấp và CNVCLĐ trong tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng khóa XI và XII về “tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; góp phần xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh khá trong khu vực, vững vàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong 5 năm gần đây, đội ngũ CNVCLĐ trong tỉnh đã thực hiện trên 270 công trình, sản phẩm, nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, nuôi trồng, chăm sóc sức khỏe người dân, dạy tốt - học tốt...; có trên 27.230 đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, trong đó có 89 đề tài, sáng kiến đạt giải tại các hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh.
Hoàng Uyên