Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) thời gian qua tiếp tục có nhiều đổi mới, sáng tạo, hướng mạnh về cơ sở. Qua việc triển khai có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh, MTTQ và các tổ chức CT-XH đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên từ những mô hình thiết thực, gắn với lợi ích của chính họ.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Trần Văn Út (giữa) hỗ trợ và động viên gia đình người dân huyện Phước Long bị thiệt hại về nhà ở do lốc xoáy. Ảnh: T.T
Chú trọng nâng chất tổ chức hội, đoàn thể cơ sở
Nhằm củng cố hoạt động của một số đoàn thể ở cơ sở, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã phân tích cụ thể nguyên nhân, tồn tại cần được tháo gỡ. Chẳng hạn như một bộ phận cán bộ đoàn thể ở khóm/ấp, thậm chí cấp xã còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ, từ đó dẫn đến chất lượng các buổi hội họp, sinh hoạt chưa cao; nhiều mô hình, phong trào ở cơ sở chưa phù hợp, hiệu quả kém…
Để khắc phục những hạn chế trên, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long đã triển khai giải pháp phân công các thành viên trong Ban chấp hành, Ban thường vụ chỉ đạo, phụ trách địa bàn. Đồng thời, các tổ chức CT-XH chuyển hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cư, theo hướng sát đoàn viên, hội viên. Còn TP. Bạc Liêu thì chú trọng sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp với năng lực sở trường công tác; tin tưởng giao việc và tạo điều kiện để các đoàn thể thực hiện các khâu đột phá, các công trình, phần việc đảm nhận; phân công cấp ủy phụ trách các đoàn thể và dự các cuộc họp Ban chấp hành, các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội để nắm bắt và đánh giá chất lượng cũng như cho ý kiến chỉ đạo kịp thời trong quá trình hoạt động ở cơ sở.
Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức CT-XH trong tỉnh cũng khá linh hoạt trong thực hiện phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo và tự quản. Qua đó, các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; thực hiện giám sát cán bộ, đảng viên và tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Một trong những điểm nhấn minh chứng cho sự đổi mới hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp là hoạt động chăm lo cho người nghèo được triển khai đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở, tích cực huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Hội LHPN huyện Vĩnh Lợi hỗ trợ học bổng cho em Nguyễn Hoàng Anh Thoại (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi).
Thu hút đoàn viên, hội viên từ những mô hình, hoạt động thiết thực
Nhằm thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia vào tổ chức, hoạt động, phong trào sôi nổi thì giải pháp quan trọng nhất mà Mặt trận và các đoàn thể CT-XH quan tâm là xây dựng các hoạt động, triển khai các mô hình thiết thực gắn kết quyền lợi của đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Tiêu biểu như Hội LHPN các cấp với Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã tạo được dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng. Cụ thể, các cấp Hội Phụ nữ đã nhận đỡ đầu gần 100 trẻ em mồ côi do COVID-19, ngoài trợ cấp vào mỗi tháng, các chị còn vận động các nguồn lực quan tâm đặc biệt đến những hoàn cảnh khó khăn thông qua việc hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, thường xuyên thăm hỏi và tặng quà, sữa, gạo, nhu yếu phẩm nhân các dịp lễ, tết.
Trong quý 1/2025, Hội Nông dân tỉnh đã phát triển thêm 1 cơ sở Hội, nâng tổng số toàn tỉnh có 64/64 cơ sở Hội cấp xã. Hiện Hội Nông dân tỉnh thực hiện có hiệu quả 4 phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện Bản ghi nhớ Chương trình phối hợp về việc hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu…
Ông Trần Văn Út - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: MTTQ và các tổ chức thành viên luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, khu dân cư, tập hợp, phản ánh kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của Nhân dân, giúp cấp ủy Đảng, chính quyền xử lý kịp thời và có hiệu quả những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở, qua đó củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Thời gian tới, Mặt trận sẽ tiếp tục hướng chỉ đạo đa dạng các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; bảo đảm thực hiện tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thu hút đoàn viên, hội viên đến với các tổ chức CT-XH bằng tinh thần tích cực, gắn bó…”.
Hoàng Uyên
- Hơn 220 vận động viên tham dự Giải cầu lông Lê Giang mở rộng lần II năm 2025 - Tranh cúp TC Sport
- Hỗ trợ chuyển đổi số, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp
- Hải đoàn 42 kịp thời giúp Nhân dân dập tắt đám cháy
- Phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025
- 2 kẻ “buôn người” chia nhau 26 năm tù