Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Một số ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thi đua - Khen thưởng sửa đổi
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Thi đua là gieo giống, khen thưởng là thu hoạch”, “Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới”. Để thực hiện tốt điều này, quan trọng nhất vẫn là việc xây dựng Luật TĐ-KT trở thành một khuôn khổ pháp lý vững chắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TĐ-KT, phát huy vai trò của các tổ chức và từng cá nhân trong xã hội.
Tranh vẽ cổ động cho phong trào thi đua yêu nước (tranh minh họa).
Luật TĐ-KT sau 15 năm thực hiện, bên cạnh những hiệu quả được ghi nhận thì cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, một số phong trào thi đua còn hình thức, có phát động nhưng tổ chức thực hiện chưa hiệu quả, việc sơ kết, tổng kết và khen thưởng chưa kịp thời, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua chưa cụ thể, rõ ràng, việc bình xét danh hiệu thi đua còn nể nang, cào bằng.
Về công tác TĐ-KT, luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng chủ yếu hướng vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, các cơ quan nhà nước; chưa bao quát đối tượng đông đảo là người trực tiếp lao động sản xuất trong cả nước như: công nhân, nông dân, trí thức. Các quy định về tiêu chuẩn còn phụ thuộc quá nhiều vào nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn. Về thủ tục, hồ sơ khen thưởng, một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính theo xu thế chung.
Luật cũng cần bổ sung một số danh hiệu thi đua, nhất là ở cấp cơ sở như danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”, trên thực tế các danh hiệu thi đua này đã và đang thực hiện có hiệu quả. Bổ sung quy định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua theo hướng, cần quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với 2 danh hiệu thi đua cấp Nhà nước là “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; các danh hiệu thi đua cấp Bộ, ngành, địa phương chỉ nên quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung, trên cơ sở đó các Bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn. Đối với hình thức khen thưởng, đề nghị bổ sung hình thức “Huân chương Vì cộng đồng” để tặng cho cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác xã hội, từ thiện.
Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cần có những tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Việc khen thưởng danh hiệu thi đua nên hạn chế các trường hợp bầu chọn thủ trưởng, cần chú ý đến đa số công nhân viên, người lao động trực tiếp. Đề nghị quy định thêm “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể định cư ở nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc.
Hiện Ban TĐ-KT Trung ương đang tổ chức các hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi tại các địa phương, Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, các cơ quan của Đảng và Quốc hội. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2020.
K.K
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ 2 và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương khoá XIII
- Khai mạc triển lãm sách, báo xuân Ất Tỵ 2025
- Giá nước sinh hoạt năm 2025 tại TP. Bạc Liêu tăng 2 - 3%
- Trao quà tết và học bổng với chủ đề “Đánh thức ước mơ - Chào mùa Xuân mới” cho trẻ em khuyết tật
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thăm, chúc Tết các lực lượng vũ trang