Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Nâng cao dân trí vùng dân tộc thiểu số
Theo đánh giá của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bạc Liêu đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội xem sách dạy chữ Khmer tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi).
Biết kính trọng, lễ phép
Thấy người lớn bước đến cửa lớp, các học sinh không ai bảo ai, đồng loạt đứng dậy, khoanh tay trước ngực, hơi cúi đầu và đồng thanh: “Chúng con chào thầy ạ!”. Đó là hình ảnh chúng tôi chứng kiến khi đến thăm Trường tiểu học Nguyễn Khuyến (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) và Trường tiểu học Trần Quốc Toản (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) - 2 ngôi trường lần lượt có 49% và 80% học sinh là con em đồng bào Khmer. Hành vi tự giác chào hỏi đó của các em là kết quả thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường tiểu học vùng DTTS từ năm 2018 đến nay theo Đề án 1299 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đánh giá của ông Vưu Văn Đê - Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản, qua thực hiện Đề án 1299 giai đoạn 2018 - 2025, đa số học sinh có chuyển biến tích cực trong nhận thức, biết kính trọng, lễ phép với mọi người, trung thực, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, chấp hành tốt các quy định về ứng xử. Có thể nói, việc xây dựng và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong các trường tiểu học vùng DTTS trên địa bàn tỉnh đã được các đơn vị nghiêm túc thực hiện, đạt hiệu quả cao. Theo thống kê của Sở GD-KH&CN, tất cả 58 trường tiểu học vùng DTTS đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử phù hợp đặc điểm của địa phương và các trường đều đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa.
Tiết học thể dục của học sinh Trường tiểu học Nguyễn Khuyến (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân). Ảnh: N.Q
Quan tâm đặc biệt giáo dục vùng DTTS
Tại các buổi khảo sát về tình hình triển khai, kết quả thực hiện một số chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Bạc Liêu cuối tháng 11 vừa qua của Hội đồng Dân tộc (Quốc hội), bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đạt được trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bạc Liêu có dân số trên 900.000 người, với 3 dân tộc chủ yếu gồm: Kinh, Khmer, Hoa (trong đó dân tộc Khmer chiếm 8,5%, dân tộc Hoa chiếm 3%). Thời gian qua, công tác dân tộc và việc thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm và tăng cường chỉ đạo thực hiện nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo. Trong đó, giáo dục vùng DTTS đã nhận được sự quan tâm đặc biệt thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Các chính sách về giáo dục vùng đồng bào DTTS được triển khai thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, được Nhân dân đồng tình ủng hộ.
Việc triển khai đầy đủ các chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả hằng năm, đối với bậc tiểu học, số học sinh hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt trên 96%, số học sinh bậc THCS có hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỷ lệ gần 100%, bậc THPT có số học sinh học lực khá, giỏi chiếm 66%. Cùng với đó, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh từ chỉ có 1 cấp THPT cũng đã được chuyển đổi thành trường có 2 cấp học (THCS và THPT) và đã tuyển sinh từ năm học 2020 - 2021.
Để phát huy kết quả thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo vùng DTTS, tỉnh cũng kiến nghị Trung ương quan tâm nâng mức học bổng học sinh từ 80% lên 100% mức lương cơ sở, có như vậy mới bảo đảm chế độ sinh hoạt phí hằng ngày, cũng như chế độ dinh dưỡng trong một tháng của người học; đồng thời sớm biên soạn mới sách giáo khoa dạy chữ Khmer. Về phía Bạc Liêu, tỉnh xác định sẽ tiếp tục bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trong vùng DTTS, mở rộng quy mô trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng đồng bào DTTS để theo kịp mặt bằng chung giáo dục toàn tỉnh.
Nguyễn Quốc
- Tập huấn chăm sóc người khuyết tật cho 60 hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- Quán triệt, học tập các Quy định của Bộ Chính trị và các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Về thăm xã không còn hộ nghèo - Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình)
- TP. Bạc Liêu: Nhiều hoạt động thiết thực mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Khởi tố đối tượng giao cấu với người dưới 13 tuổi