Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Nêu gương
Nêu gương - làm gương - noi gương có chung “bản chất” ý nghĩa. Nêu gương là làm mẫu, làm trước để người khác làm theo. Nói đến nêu gương là nói đến nghĩa tốt (…“gần đèn thì sáng”). Đạo lý dân tộc ta, trong mỗi gia đình Việt có được tôn ti trật tự, trên dưới một lòng, gắn bó bền chặt, bắt đầu từ người đi trước nêu gương để con cháu, các thế hệ sau học theo, làm theo…
Nêu gương là phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả. Giáo dục đạo đức là giáo dục con người tiếp nhận và thực hành theo những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận (theo hướng tích cực). Nói một cách triết lý thì: nêu gương là cách mà con người xã hội hóa nhân cách cá nhân…, làm “mô hình” để người khác lấy đó làm… mẫu!
Mấy dòng suy ngẫm này xin được nói đến sự nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV).
CB, ĐV nêu gương gì? Nêu gương về mọi mặt gắn với chức trách, nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Nêu gương về tư tưởng chính trị, về tác phong, đạo đức, về lối sống sinh hoạt, về tự phê bình và phê bình, về trách nhiệm trong công tác, về ý thức tổ chức kỷ luật, về đoàn kết nội bộ, về quan hệ với quần chúng nhân dân…
Nêu gương như thế nào? Nêu gương bằng cách “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Nêu gương mọi lúc, mọi nơi cho cấp dưới và cho quần chúng nhân dân noi theo. Đối với CB, ĐV (đặc biệt là cán bộ lãnh đạo) cần có nhiều phẩm chất, nhưng phẩm chất nêu gương là phải tiên phong. Có như thế mới làm gương cho người theo sau. Mọi phong trào cách mạng của cơ quan, đơn vị - rộng hơn là của đất nước, đều cần đến sự gương mẫu của CB, ĐV - đặc biệt là người đứng đầu thì tính tiên phong phải được đặt lên hàng đầu. Vì người lãnh đạo là “đầu tàu” kéo mọi phong trào cách mạng vượt lên. Nói cách khác, người lãnh đạo là người dẫn đường, là người truyền cảm hứng, khơi dậy cảm hứng để dẫn dắt tập thể (cấp dưới mình) đi đến mục tiêu, tầm nhìn đã xác định. Chỉ có tiên phong thì người lãnh đạo mới kéo quần chúng đi theo, làm theo. Muốn làm tròn nhiệm vụ cách mạng, không ai khác là người lãnh đạo, là CB, ĐV phải nêu cao tinh thần tiên phong. Nói thẳng ra: không thể là người lãnh đạo nếu không biết nêu gương.
Như vậy, nêu gương là trách nhiệm, là nhiệm vụ không thể thiếu của người lãnh đạo, quản lý. Nêu gương là thực hành đạo đức, nói đi đôi với làm, nói được - làm được, nói ít làm nhiều, chống thói “nói một đằng, làm một nẻo”. Nêu gương cả trong đời sống xã hội và nêu gương trong đời sống chính trị. Nêu gương trong phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, thói quan liêu cửa quyền, lạm quyền, hách dịch, trục lợi…
Thực tế đã qua, việc nêu gương của CB, ĐV còn nhiều điều đáng bàn. Việc Đảng ta liên tiếp ban hành các quy định về nêu gương của CB, ĐV - nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, điều đó có nghĩa là vai trò nêu gương của CB, ĐV trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu, chưa triệt để và chưa thực chất? Cũng trong thực tế thời gian qua, trong các kiểm điểm ở chi bộ, phần lớn đảng viên đều tự đánh giá “đã nêu gương trước quần chúng, nhân dân”. Điều này không sai nhưng có gì đó chưa hoàn toàn tin tưởng, vì đây đó vẫn còn một bộ phận CB, ĐV mắc khuyết điểm, sai lầm mà lĩnh vực nào cũng có.
Một khi CB, ĐV chưa đặt lợi ích tập thể, lợi ích nhân dân lên trên hết, một khi CB, ĐV còn để gia đình, vợ con lợi dụng chức vụ, địa vị của mình; CB, ĐV chưa biết xấu hổ khi làm những việc mà dư luận không đồng tình, phản đối…, thì việc nêu gương chỉ là giả tạo, đánh lừa quần chúng…
Nêu gương đòi hỏi sự tự giác cao, coi đó là lẽ sống, là bản chất cộng sản, là phẩm hạnh của người CB, ĐV. Nêu gương phải thông qua các mối quan hệ để xác lập, kiểm chứng: với bản thân (cần - kiệm - liêm - chính), với đồng chí, đồng nghiệp (chân tình, khiêm tốn, đoàn kết, bao dung…), với công việc (tận tụy, tận tâm, tận lực). Mỗi CB, ĐV đều nêu gương tốt, tập thể chắc chắn sẽ có công việc vận hành trôi chảy, hiệu quả và ngược lại. Nêu gương chính là tạo động lực trong công việc, đẩy lùi những biểu hiện trì trệ, lười biếng, ỷ lại và những tiêu cực khác. Cao hơn nữa, nêu gương là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, của từng cấp ủy, tổ chức Đảng và mỗi CB, ĐV cộng sản.
Nêu gương là phương pháp, là công cụ và là thuộc tính của lãnh đạo, quản lý. Nêu gương là phẩm chất hàng đầu của CB, ĐV.
N.N.K
- Bế mạc và trao giải các hội thi tại Hội xuân “Chợ quê ngày Tết”
- Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương viếng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúc tết, tặng quà các cô, chú trong CLB Thắp hương Đền thờ Bác
- Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương trao tặng quà tết cho công nhân, lao động tỉnh Bạc Liêu
- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương chúc Tết Khu căn cứ Tỉnh ủy Cái Chanh
- Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương thăm, chúc tết và tặng quà tại huyện Đông Hải