Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Người tài và sử dụng người tài
Trước tiên, xin được “giới hạn” người tài muốn nói ở đây là người có năng lực, có kiến thức trong phạm vi cơ quan, đơn vị và địa phương chứ không “với” tới những người xuất chúng, vượt trội ở tầm cấp chiến lược…
Trong tháng 10 năm 2019 này, khi thảo luận về Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, nhiều đại biểu Quốc hội đã tranh luận khá sôi nổi về “người tài năng”. Nhiều đại biểu đề nghị: Cần phân loại người tài theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn: Trong chính trị, người tài năng là người khởi xướng chính sách. Trong điều hành phải tinh thông luật pháp để vận hành bộ máy. Trong khoa học phải có phát minh sáng kiến. Trong lao động phải hành nghề có biệt tài làm ra sản phẩm đặc thù. Trong văn hóa, nghệ thuật là có tác phẩm để lại cho muôn đời…
Tuy nhiên, các ý kiến tranh luận chưa có sự gặp gỡ và thống nhất cao. Và như đã nói, đó là sự “định dạng” người tài ở tầm chiến lược theo cách “đãi cát tìm vàng”. Trong mấy dòng suy ngẫm này chỉ xin giới hạn người tài mang tính “đại trà” - nói khác đi là người có năng lực, có kiến thức trong phạm vi hẹp, cụ thể ở đơn vị, địa phương như đã nói.
Nhưng làm sao để nhận biết “người tài mang tính đại trà” này?
Vâng, có thể dựa vào các đặc tính như: Có óc quy nạp trước sự việc, hiện tượng. Biết phân tích, tổng hợp, biết khái quát hóa và trừu tượng hóa. Có óc suy diễn, lập luận có lô-gíc; sử dụng thành thạo và linh hoạt chất liệu tư duy; có nhiều ý tưởng có tính dự báo, dự đoán, nắm chắc các quy luật tự nhiên và xã hội; có khả năng tập trung làm bật dậy những gì mình quan tâm… Chưa hết, người tài là người có trí nhớ tốt, nhớ ngay và nhớ lâu. Tự tin và chủ động, có tính quyết đoán trước một tình huống phức tạp; có trách nhiệm cao - trách nhiệm với chính mình và với mọi người; có sự quyết tâm cao, làm bằng được những gì mình thấy đúng… Ngoài ra, còn có tính hòa đồng, dễ thích nghi với tập thể, đoàn kết lôi cuốn mọi người; đặc biệt, người tài thường có tính hài hước hơn người và luôn lạc quan ngay cả thất bại…
Có thể xem, đó là những mầm mống ban đầu của một người tài trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Và nếu được cộng thêm kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn với sự tu luyện cho những phẩm chất ấy, nhất định sẽ thành công…
Như vậy, người tài đã được “nhận diện”. Vấn đề còn lại là sử dụng người tài. Đây là vấn đề tưởng dễ nhưng không hề dễ mà sự “cản trở” đầu tiên là sự định kiến, không chấp nhận người tài từ người sử dụng… người! Bởi có rất ít người nhận ra: “người tài giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình”… Đây là sự “can đảm”, quang minh của người có tầm nhìn mới “nhìn thấy” được…
Và chỉ có dùng người thỏa đáng, dùng đúng tài sức, phát huy đầy đủ tài năng của mỗi người thì mới thành việc lớn, xã hội mới phát triển đi lên. Vì vậy, sử dụng người tài là một nghệ thuật, đồng thời còn là khoa học, tâm lý. Đặt người tài đúng nơi, đúng chỗ, đúng sở trường, sở đoản là cả một vấn đề nhìn nhận, thấu hiểu và dũng cảm. Người tài chỉ thật sự phát huy tài năng khi được đặt đúng vị trí và được tôn trọng thật sự. Dùng người tài mà trong tư tưởng lúc nào cũng bảo thủ: “trứng làm sao khôn hơn vịt”, hay “tre già măng mọc, đúng rồi. Mọc đâu thì mọc đừng “trồi” ghế ông”… thì muôn đời vẫn là bảo thủ, trì trệ, thiếu lòng tin, coi thường lớp trẻ…
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy cách dùng người: Tài to dùng việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực việc gì, ta đặt ngay việc ấy. Tùy tài mà dùng người, phải dùng đúng việc, đúng năng lực sở trường của họ. Điều quan trọng là khi đã trọng dụng người tài thì phải giao trách nhiệm cho họ và đặc biệt là đã dùng thì phải tin tưởng tuyệt đối, tránh nghi ngờ…
Ngẫm lại lời dạy của Bác và nhìn vào trong thực tế, là ta thường mắc cái lỗi “nghi ngờ”, thiếu tin. Nghi ngờ về khả năng, năng lực của người tài và nghi ngờ cả khi đã giao việc… Từ đó dẫn đến người tài không phát huy tài năng, không đem hết tài lực để cống hiến… Trong khi kẻ khéo mồm, khéo miệng, “đánh giặc trên giấy” lại được… trọng dụng. Người tài bị thui chột là ở khâu này!
Cần nhớ: cán bộ là gốc của mọi công việc. Việc tìm kiếm, phát hiện, đào tạo, huấn luyện cán bộ, sử dụng đúng cán bộ (tất nhiên là cán bộ có năng lực, có tài) là công việc rất hệ trọng của mỗi tổ chức và của người lãnh đạo.
Việc chọn đúng nhân sự, đặt đúng vị trí cho Đại hội Đảng các cấp sắp diễn ra là khởi đầu cho sự thành công. Mở ra tương lai xán lạn cho địa phương, đơn vị và cho đất nước.
N.N.K
(Bài viết có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp)
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ 2 và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương khoá XIII
- Khai mạc triển lãm sách, báo xuân Ất Tỵ 2025
- Giá nước sinh hoạt năm 2025 tại TP. Bạc Liêu tăng 2 - 3%
- Trao quà tết và học bổng với chủ đề “Đánh thức ước mơ - Chào mùa Xuân mới” cho trẻ em khuyết tật
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thăm, chúc Tết các lực lượng vũ trang