Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Phụ nữ Bạc Liêu: Góp phần quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP đặc trưng
Nhằm giới thiệu, quảng bá và tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu do phụ nữ làm ra, nhất là mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, doanh nhân nữ tham gia Hội chợ Công nghiệp - Thương mại - Du lịch (gọi tắt là Hội chợ) nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022…
Khẳng định giá trị sản phẩm
Tham gia Hội chợ lần này, Hội LHPN tỉnh có 2 gian hàng trưng bày và quảng bá gần 30 sản phẩm tiêu biểu của hội viên, phụ nữ trong tỉnh. Rất nhiều sản phẩm OCOP mang “thương hiệu” của các chị em được người tiêu dùng tín nhiệm sẽ có mặt tại Hội chợ như: Sản phẩm khô các loại của Cơ sở sản xuất Tôm khô Đa Giàu (TX. Giá Rai); rượu vang Sơri, mắm Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi); chả cá thát lát, khô trâu (huyện Hồng Dân); hay sản phẩm cao cấp hơn là Yến sào Minh Quang của đơn vị Hội LHPN TP. Bạc Liêu đã đạt chuẩn OCOP 4 sao… Ngoài những sản phẩm OCOP, các cấp Hội Phụ nữ cũng mang đến “điểm quảng bá” các loại nông sản sạch (rau cần nước Phước Long, hẹ Hưng Thành, bánh phồng tôm Hộ Phòng) và những sản phẩm thủ công đan đát, kết cườm… do chính tay chị em làm ra. Tất cả những sản phẩm này đều hướng đến đạt chuẩn OCOP trong thời gian tới. Việc khuyến khích hội viên, phụ nữ tham gia hoạt động Hội chợ cũng là một trong những giải pháp mà Hội LHPN tỉnh triển khai hiệu quả Chương trình Phụ nữ khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP.
Hội LHPN huyện Vĩnh Lợi trưng bày sản phẩm do phụ nữ sản xuất tại Hội chợ Công nghiệp - Thương mại - Du lịch và sản phẩm OCOP năm 2022. Ảnh: H.U
Mang đến Hội chợ với sản phẩm OCOP là tôm khô các loại, chị Phạm Thị Xuân Nhi - chủ Cơ sở sản xuất Tôm khô Đa Giàu (TX. Giá Rai), cho biết: “Gia đình chúng tôi đã sớm nghĩ rằng cần có thương hiệu độc quyền cho sản phẩm truyền thống của vùng nuôi tôm truyền thống Bạc Liêu. Và tôm khô đã trở thành sản phẩm độc đáo mà rất nhiều khách hàng trong cả nước ưa chuộng, do đó chúng tôi quyết định tham gia chuỗi sản phẩm OCOP của địa phương. Trong quá trình tham gia, chúng tôi nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và thị xã đã hỗ trợ làm thủ tục hồ sơ để sản phẩm tôm khô đạt chuẩn OCOP vào năm 2019. Từ đó, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, lượng khách hàng khắp cả nước tìm đến ngày càng nhiều. Đến với Hội chợ lần này, chúng tôi mong muốn được tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ ở nhiều địa phương, thậm chí là thị trường ngoài nước…”.
Để sản phẩm OCOP của phụ nữ vươn xa
Nhằm thúc đẩy việc tham gia Chương trình OCOP, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Công thương đưa sản phẩm của phụ nữ đến với nhiều tỉnh, thành phố để quảng bá; đẩy mạnh việc trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến thương mại, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế… Qua đó đã có nhiều hộ kinh doanh ký kết được hợp đồng phối hợp tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng đã phối hợp với ngành chức năng tập huấn cho chị em việc quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội để chủ động tuyên truyền, chia sẻ thông tin nhanh nhất về các mô hình hay, cách làm hiệu quả, các sản phẩm an toàn do phụ nữ sản xuất - kinh doanh. Các cấp Hội cũng hỗ trợ, giúp đỡ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hướng dẫn đăng ký nhãn mác sản phẩm, để sản phẩm có thương hiệu vươn xa tới thị trường trong và ngoài nước.
Thông qua Chương trình OCOP, ngày càng có nhiều nữ doanh nhân, nữ nông dân mạnh dạn, năng động, vượt khó làm giàu từ tài nguyên bản địa quê hương. Những sản phẩm OCOP của chị em đã góp phần bảo tồn các nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều sản phẩm của chị em đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường như: các sản phẩm đan đát xuất khẩu của phụ nữ huyện Hồng Dân; sản phẩm nông nghiệp sạch (rau cần nước, bắp, rau má…) của phụ nữ huyện Phước Long; sản phẩm tôm khô, tôm chế biến, đông lạnh xuất khẩu của phụ nữ TX. Giá Rai; gạo Tài nguyên, ổi Hồng Sen, mắm Vĩnh Hưng của phụ nữ huyện Vĩnh Lợi; sản phẩm yến sào cao cấp của các cơ sở sản xuất do phụ nữ làm chủ ở TP. Bạc Liêu…
Có thể nói trong thời gian qua, hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh đã không ngừng tích cực tham gia lao động sản xuất, mạnh dạn phát triển kinh tế gắn với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Từ đó góp phần cùng với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng.
Hoàng Uyên
- Triển khai đợt cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Học sinh TP. Bạc Liêu say mê trải nghiệm “Nét Việt ngày xuân”
- Quỹ Thiện tâm tặng 500 suất quà Tết cho hộ nghèo
- Huyện Đông Hải và huyện Phước Long: Hơn 480 học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, cấp huyện
- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - Trần Thị Hoa Ry trao tặng 100 suất quà cho đoàn viên, người lao động khó khăn tại Bạc Liêu