Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
QUỐC HỘI DÀNH 2 NGÀY THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Sáng 08/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV bắt đầu đợt 2 - đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận toàn thể hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV.
Dự phiên họp có Tổng Bí thư - Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước - Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu Quốc hội khóa XV, các khách mời là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan. Riêng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh tham gia họp trực tuyến để bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Quốc hội họp toàn thể hội trường.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải cho biết: đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có nhiều nội dung quan trọng như thảo luận kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, biểu quyết thông qua một số luật và nghị quyết kỳ họp. Cho biết phiên họp Quốc hội nhận được sự quan tâm theo dõi của cử tri và Nhân dân cả nước, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần sôi nổi, đổi mới, sáng tạo của đợt họp trực tuyến, đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để đảm bảo chất lượng cao nhất của kỳ họp.
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường trong hai ngày làm việc (ngày 8 -9/11) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV. Đồng thời, thảo luận tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm (2022-2024).
Các nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ một cách sôi nổi, tâm huyết, trí tuệ, thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng với 320 lượt ý kiến phát biểu từ 72 tổ. Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo và giải trình của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra đã đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính – ngân sách cơ bản đã phán ánh sát đúng, khách quan thực tế của đất nước. Các vị đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao nỗ lực Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương nhằm kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng Nhân dân. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm, nhiều giải pháp cần ghi nhận và bổ sung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp.
Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 8/11, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 có nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt, trong đó lớn nhất là đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của nhân dân và tình hình sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ đã nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống nhân dân. Đến nay, tình hình dịch bệnh ở nước ta cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế đang dần được phục hồi trong trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng yêu cầu Chính phủ cần tiếp tục xây dựng giải pháp phòng chống dịch "phải bền vững, lâu dài", cần rà soát, đánh giá đầy đủ, xây dựng nhóm chính sách mới để cho nhân dân chủ động phòng chống dịch. đề nghị Chính phủ cần xem lại thực trạng y tế cơ sở, chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước để chủ động nguồn cung và tự chủ vaccine để đảm bảo cung cấp cho người dân trong nước; chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến lược, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 để đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và phân bổ vaccine hợp lý.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận cho ý kiến về các Giải pháp tổng thể về tam nông, phục hồi ngành du lịch trong giai đoạn bình thường mới, Về khôi phục và phát triển kinh tế, các giải pháp về tổ chức học trực tuyến, vực dậy doanh nghiệp sau đại dịch...