Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Công nghiệp công nghệ số
(BL-KP) Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 23/11, thảo luận tại Tổ 6 về Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các ĐBQH cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành Công nghiệp công nghệ số, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng thực thi các quy định pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) và dịch vụ CNTT theo pháp luật hiện hành. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 gồm 8 Chương, 73 Điều.
Đại biểu Trần Thị Thu Đông phát biểu tại phiên thảo luận ngày 23/11. Ảnh: Thanh Phú
Thảo luận tại tổ, liên quan đến nguồn nhân lực công nghệ số, đại biểu Trần Thị Thu Đông (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cho rằng cần mở rộng chính sách phát triển nguồn nhân lực đến cấp giáo dục phổ thông thay vì chỉ tập trung vào giáo dục đại học và dạy nghề như hiện nay. Thực tế hiện nay, hệ thống giáo dục phổ thông đang thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó triển khai giáo dục về khoa học - công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông từ năm học 2017 - 2018. Đây chính là tiền đề cho việc xây dựng nguồn lực từ sớm cho công nghiệp công nghệ số. Cùng với những thành quả của việc giảng dạy Stem trong các trường phổ thông, đại biểu đề nghị mở rộng và đưa chính sách này trong dự thảo.
Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, như tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học khác, liên quan đến công nghiệp công nghệ số, để tạo ra các các sản phẩm công nghệ số có được hiệu quả, phát triển công nghiệp công nghệ số nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong thời điểm ban đầu (nghiên cứu sản phẩm). Đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm quyền của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm (như tiền công được chi trả, cam kết trách nhiệm, bảo hiểm, ưu đãi trong sử dụng sản phẩm công nghệ…). Về nội dung miễn trách nhiệm trong hoạt động thử nghiệm, theo đại biểu, hiện quy định còn khá chung chung. Việc không xác định rõ ràng dễ xảy ra hai tình huống, một là tùy nghi trong việc xử lý trách nhiệm, hai là không xử lý được nếu có thiệt hại phát sinh. Do đó, kiến nghị Ban soạn thảo cần xác định rõ các trường hợp miễn trừ hoặc không miễn trừ theo hướng liệt kê để việc thực hiện luật sau này sẽ đúng theo nguyên tắc pháp chế là được làm những việc pháp luật không cấm.
- Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Công nghiệp công nghệ số
- Bạc Liêu có 4/50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
- Gần 700 học sinh, sinh viên, thanh niên và người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm tỉnh
- Giặt đồ trên ghe, một thanh niên rơi xuống sông tử vong
- Khởi tranh Giải bóng đá các CLB tỉnh Bạc Liêu tranh Cúp Tôn thép Hòa Phát năm 2024