Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quốc hội thảo luận trực tuyến về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Các ĐBQH thảo luận trực tuyến ngày 7/1 tại điểm cầu tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: K.P
(BL-KP) Trong ngày 7/1/2022, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tại điểm cầu Bạc Liêu, ông Nguyễn Huy Thái - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bạc Liêu chủ trì phiên thảo luận.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022 - 2023. Đó là các gói mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 ngàn tỷ đồng); Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 ngàn tỷ đồng); Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 ngàn tỷ đồng); Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 ngàn tỷ đồng); Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10 ngàn tỷ đồng.
Để có nguồn lực thực hiện, Chính phủ đề xuất tăng bội chi ngân sách với số tiền là 240 ngàn tỷ đồng trong 2 năm 2022 - 2023. Riêng năm 2022, Chính phủ ước tính tăng bội chi thêm khoảng 1,1% lên mức 5,1% để có số tiền khoảng 102,8 ngàn tỷ đồng.
Thảo luận nội dung này, các ĐBQH đánh giá đây là những chính sách rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình trước những tác động hết sức nặng nề đối với nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Do đây là chương trình quy mô lớn nhất từ trước đến nay, gần 350 ngàn tỷ đồng, hầu hết các ĐBQH đều đồng tình ủng hộ với các giải pháp của Chính phủ, tuy nhiên, không ít ý kiến vẫn băn khoăn, đề nghị Chính phủ phải có giải pháp cụ thể. Cần dự kiến huy động trong nước và vốn vay nước ngoài là bao nhiêu, thời gian trả nợ, điều kiện ràng buộc… Cần thiết phải rà soát kỹ các đối tượng, bảo đảm khả năng trả nợ trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH cũng quan tâm đến các chính sách dành cho lĩnh vực xã hội, tính toán đến vấn đề lao động, quan tâm đến người lao động và thị trường lao động. Bởi cuộc suy thoái kinh tế lần này đã để lại hậu quả nặng nề đến thị trường lao động và người lao động. Tình trạng mất việc, giãn, giảm việc làm rất rõ. Nhiều ý kiến đề nghị tăng gói hỗ trợ cho người lao động, cả chính thức và phi chính thức; hỗ trợ tiền xây nhà ở cho công nhân; hỗ trợ xét nghiệm, đi lại, tư vấn cho người lao động khi trở lại làm việc.
Trước đó, tại các phiên thảo luận tổ, các ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cũng đã thảo luận xoay quanh một số vấn đề liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp các dự án luật, chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.
Từ 15 giờ 30 phút, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.
- Trao tặng Huy hiệu Đảng cho 40 đảng viên
- Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Họp mặt báo chí mừng Xuân Ất Tỵ 2025
- TP. Bạc Liêu: Bàn giao 27 căn nhà và tặng 100 suất quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo
- Hội Nông dân tỉnh: Trao tặng 170 suất quà Tết tại huyện Phước Long và TX. Giá Rai
- Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1/2025