Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quốc hội thảo luận về chính sách đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố và chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội
Các ĐBQH tỉnh Bạc Liêu tham gia thảo luận trực tuyến chiều 27/10/2021. Ảnh: K.P
(BL-KP) Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng 27/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận trực tuyến đối với các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng; tỉnh Nghệ An; tỉnh Thanh Hóa; tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hầu hết đại biểu phát biểu tán đồng với việc cần thiết ban hành các nghị quyết để tạo động lực cho các tỉnh, thành phát huy tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, trở thành các cực tăng trưởng của vùng. Tuy nhiên, không ít đại biểu cũng cho rằng, khi cho một số tỉnh có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ bất bình đẳng với các tỉnh khác trong vùng.
Trong buổi sáng có 31 ĐBQH phát biểu thảo luận trực tuyến, 2 ý kiến tranh luận. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.
* Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận trực tuyến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019 - 2020.
Tại điểm cầu của Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh cho ý kiến thảo luận bằng văn bản. Theo đại biểu, trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết về phát triển BHYT. Chính phủ, ngành BHXH cần có chính sách hỗ trợ BHYT cho đối tượng là học sinh, sinh viên (nếu tình hình tài chính không cho phép thì có thể hỗ trợ một phần đối với tất cả các đối tượng là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn).
Đại biểu cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng trốn đóng, cương quyết xử phạt nghiêm hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT vì hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của người lao động. Cần quan tâm đến chế tài xử lý nợ BHXH. Hiện nay, với quy định lãi phạt chậm nộp nợ BHXH thấp hơn lãi suất ngân hàng chưa đủ tính răn đe mà cần tính toán nâng mức lãi suất này ít nhất bằng với lãi suất của ngân hàng thương mại.
Một vấn đề nữa liên quan đến quy định về điều kiện thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu và thời gian đóng BHXH. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét có thể rút ngắn thời gian đóng BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi hưởng lương hưu của người lao động và khắc phục tình trạng nhiều người vì ngán thời gian đóng BHXH dài mà chọn hưởng chế độ BHXH một lần. Bởi vấn đề này còn liên quan đến chính sách an sinh xã hội về lâu dài. Đây cũng là ý kiến của đa số đại biểu trong phiên thảo luận tổ của đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu vừa qua.
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.