Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
(BL-KP) Chiều 31/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) bày tỏ nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật, đặc biệt là 4 nhóm chính sách được đề xuất. Đại biểu nhận thấy, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện bảo hiểm y tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại hội trường. Ảnh: Q.H
Đại biểu cũng bày tỏ tán thành với quy định liên thông cấp chuyên môn kỹ thuật khi khám bệnh, việc liên thông này nhằm đảm bảo quyền hiến định của người dân được lựa chọn nơi khám bệnh phù hợp, tốt nhất cho bản thân khi có bệnh. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm quy định về liên thông kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật và quy định rõ thời điểm thực hiện liên thông toàn quốc để công nhận kết quả cận lâm sàng của các cơ sở khám bệnh.
Theo đại biểu, nếu ngành Y tế thực hiện được việc liên thông kết quả xét nghiệm thì sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng cho Quỹ bảo hiểm y tế. Quan trọng hơn là giảm gánh nặng cho việc chi trả dịch vụ y tế của toàn xã hội, trong đó có hàng triệu người dân là bệnh nhân nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Đại biểu mong muốn Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyết sách kịp thời, thể hiện rõ về lộ trình thực hiện liên thông kết quả cận lâm sàng trong dự thảo Luật để mọi người dân đều có cơ hội thụ hưởng thành quả của chính sách về y tế. Ngoài ra, đại biểu Hoa Ry còn đề cập đến quy định về tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ “cơ chế để thúc đẩy, phát triển cơ sở kiểm soát thanh toán bảo hiểm y tế thông qua phác đồ để điều trị chuẩn, để đảm bảo công khai, minh bạch tăng chi cho y tế cơ sở” như quan điểm chỉ đạo sửa đổi Luật quy định tại Nghị quyết 97 của Chính phủ. Về phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo BHYT (khoản 20, Điều 1 dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 30 của luật hiện hành), quy định về thanh toán chi phí theo nhóm chẩn đoán là cần thiết trong bối cảnh cần kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần có những quy định rõ ràng về phân loại nhóm chẩn đoán, tránh trường hợp áp dụng thiếu công bằng giữa các cơ sở y tế hoặc đối với các bệnh nhân khác nhau. Việc xây dựng khung giá dịch vụ y tế cần tham khảo ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia y tế, bệnh nhân cũng như các cơ quan quản lý để đảm bảo tính khả thi; cải thiện cơ chế thanh toán và chi trả bảo hiểm y tế, giảm bớt các giấy tờ và quy trình phức tạp, áp dụng các phương thức thanh toán qua ứng dụng công nghệ thông tin để tiện lợi cho người dân.
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ
- Bổ nhiệm bà Đỗ Ái Ngọc giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh
- Giải bóng đá mi ni chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam
- Đảng bộ Trường cao đẳng Nghề Bạc Liêu báo công dâng Bác
- Trao chứng chỉ bồi dưỡng tiếng Khmer cho 58 học viên