Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch
(BL-KP) Ngày 30/5/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Trần Quang Phương, sau khi nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường. Phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp.
Toàn cảnh phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp ngày 30/5. Ảnh: quochoi.vn
Việc xây dựng và ban hành Luật Quy hoạch là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chính phủ trong việc thể chế hóa Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, Quốc hội đã ban hành 7 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 1 pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành 43 nghị định, các bộ, ngành ban hành 96 thông tư hướng dẫn.
Qua giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Vũ Hồng Thanh cho biết, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Do đây là một luật khó, liên quan nhiều vấn đề phức tạp, phạm vi rộng nên sau 5 năm Luật có hiệu lực vẫn chưa lập, phê duyệt xong hệ thống quy hoạch quốc gia.
Hiện tại, công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cơ bản đã hoàn thành; kinh phí lập quy hoạch đã được quan tâm bố trí.
Trong 2 phiên thảo luận tại Hội trường trong ngày 30/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tập trung thảo luận vào các vấn đề liên quan đến việc Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; hiệu quả triển khai của Đoàn giám sát cũng như của các bộ, ngành, địa phương. Những căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn cũng như sự cố gắng, nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành về việc ban hành Luật Quy hoạch và các luật liên quan; hiệu quả của việc ban hành Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tháo gỡ khó khăn trong tổ chức, thực hiện Luật Quy hoạch.
Các đại biểu đề nghị cần có nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện hơn về kinh nghiệm quốc tế đối với việc xây dựng hệ thống quy hoạch, phương pháp lập và triển khai các loại quy hoạch, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau, đặc biệt là có đánh giá cụ thể về thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của các nước và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Cần lựa chọn và tập trung vào một số quy hoạch quan trọng, then chốt nhất đóng vai trò định hướng và dẫn dắt cho các quy hoạch khác, ví dụ như: Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch vùng và quy hoạch một số đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Để nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến cộng đồng, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong lập quy hoạch nói chung, trong đó có quy hoạch đô thị, đại biểu đề nghị cần có một số giải pháp như: Hoàn thiện quy định pháp luật, cụ thể hóa các quy định về tổ chức thực hiện, làm rõ cơ chế đại diện cộng đồng; cần nhìn nhận đại diện cộng đồng là những người có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, được cộng đồng tín nhiệm và có thể đại diện cho tiếng nói của họ. Bên cạnh đó, cần bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính quy định về kinh phí cho việc lấy ý kiến cộng đồng. Trong quá trình thiết kế quy hoạch cần bố trí ngân sách phù hợp và đủ để tiến hành lấy ý kiến cộng đồng theo phương án dự kiến.