Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố
(BL-NQ) Ngày 2/6/2022, Văn phòng Trung ương Đảng phát hành Công văn 67 về việc công bố Quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).
Theo đó, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy; đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
Tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Căn cứ Quy định này và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xây dựng, ban hành Quy chế làm việc.