Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Tâm trạng xã hội - đừng coi thường!
Nói đến tâm trạng xã hội là nói đến tâm trạng của con người về những vấn đề xã hội. Tâm trạng xã hội (trạng thái nội tâm) không phụ thuộc vào số đông (tất nhiên số đông dễ tác động… lan rộng hơn) mà phụ thuộc vào tính chất, “vấn đề xã hội”. Ngay cả vấn đề xã hội, khi đối diện nó, có người dửng dưng, phớt lờ nhưng có người lại suy tư, tâm trạng…
Như vậy, tâm trạng thuộc về ý thức, nhận thức, tâm lý… của mỗi người, mỗi nhóm người. Tuy nhiên để phân tích, định nghĩa về tâm trạng, xin dành cho các nhà nghiên cứu, chuyên môn. Ở đây chỉ xin phản ánh những vấn đề “thời sự chưa được kiểm chứng” qua cửa miệng có tính đồn đoán từ… tâm trạng xã hội!
Tuy nhiên cũng cần lưu ý: Nếu tâm trạng vui, phấn khích, người ta sẵn sàng làm bao việc tốt, giúp ích cho đời. Ngược lại, nếu tâm trạng buồn, bất mãn… có thể có những trạng thái, hành vi, ứng xử tiêu cực cho bản thân, cho người xung quanh, cho xã hội…
Tuổi mới lớn có tâm trạng của tuổi mới lớn. Tuổi trung niên có tâm trạng của tuổi trung niên. Người già có tâm trạng của người già…. Lứa tuổi nào cũng có tâm trạng mang tính xã hội; tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà “bộc lộ” kết quả tích cực hay tiêu cực khác nhau…
Độ tuổi thiếu niên - độ tuổi luôn muốn chứng minh mình đã lớn, từ đây đã có biết bao trạng thái ứng xử. Chỉ riêng việc cơ thể liên tục phát triển, đã có bao trạng thái buồn, vui thất thường, rồi bạn bè, rồi yêu sớm… dẫn đến những “tâm trạng ngổn ngang”. Chính cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” lại luôn có những bộc phát mà người lớn thiếu kinh nghiệm sẽ bất ngờ, bị động, không thể đoán nổi…
Mới đây báo chí (chính thống) đưa tin khá nhiều về một cô bé đang học cấp II (tức THCS) ở Trung Quốc đã viết tâm thư tuyệt mệnh gửi cho cha mẹ mình trước khi… tự tử! Lý do “không muốn sống nữa” chỉ vì mẹ không cho em mua đôi giày mà em rất thích, lại còn la mắng em ở chốn đông người; không chịu hiểu tâm trạng em lúc đó - đó là sự tủi nhục quá lớn đối với em…
Quay lại ở ta, những chuyện tương tự của tuổi mới lớn cũng từng xảy ra không ít. Nhưng đôi khi phụ huynh, nhà trường, xã hội “vô tình” không để ý! Gần đây có trào lưu “học theo” trên mạng xã hội với những hành vi tiêu cực và nguy hại - nhưng phần lớn phụ huynh, nhà trường “phát hiện” ra là chuyện đã rồi. Tâm trạng trước đó - trước khi gây ra hậu quả (dù các em đã tích tụ tâm trạng) rất ít được những người có trách nhiệm kịp thời nắm bắt! Đây là một thực tế đáng chê trách…
Tâm trạng ở người lớn còn nguy hại hơn - cho dù sự bồng bột, hấp tấp không còn ở lứa tuổi này. Nhưng một khi người lớn đã bất mãn, cố chấp thì nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, ở đâu cũng toàn “màu xám”, chỉ có mình là đúng, là trong sáng…
Nên nhớ rằng: bao nhiêu nguồn cơn dẫn đến biến cố, tiêu cực bắt đầu từ tâm trạng thiếu lành mạnh mà ra (một thứ tâm trạng chứa đựng sự hẹp hòi, bảo thủ, tự cao, tự đại, thiếu tính cởi mở, thiếu sự tha thứ, ích kỷ, hẹp hòi, nghi ngờ, suy diễn…).
Đến đây, xin được nhắc lại những hành vi đến khó tin của một bộ phận người cách đây chưa lâu ở một huyện trong tỉnh, chỉ vì nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu đã… đào mồ, mang quan tài, bàn thờ… đi kiện. Lấy đó làm áp lực với chính quyền khi kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp (phần lớn là tranh chấp đất đai).
Chưa bàn đến việc đúng - sai ở mức nào, chỉ muốn nhắc nhớ một điều, những hành vi đó, sự xúi giục đó… bắt đầu từ tâm trạng xã hội mà ra! Tâm trạng xã hội tiêu cực “thường kết nối” với những trạng thái sầu thảm, lo âu, căng thẳng, thiếu lòng tự trọng nhưng rất hung hăng… vì vậy đôi khi bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật của một số người, của một nhóm người… nhưng cái thiệt hại gây ra là khôn lường…
Không biết có khập khiễng không khi đem các vấn đề của đại dịch COVID-19 để “soi”, để nhìn rõ hơn tâm trạng xã hội trong lúc này. Có lẽ có không ít tâm trạng ngổn ngang (có cả tích cực và tiêu cực đan xen) cho dù hiện tại nước ta cơ bản đã khống chế đại dịch này. Trước hết đó là tâm trạng lo lắng đại dịch bao giờ mới hết. Vắc-xin phòng ngừa hiệu quả đến đâu, khi nào đời sống bình thường trở lại?...
Rồi ngay cái việc thất nghiệp, không có công ăn việc làm, thu nhập bấp bênh, việc học của con em thế nào… cũng đều là tâm trạng chung của nhiều người, nhiều giới, nhiều vùng miền… đó là điều có thật, đã, đang và sẽ còn dai dẳng nếu dịch bệnh chưa dứt.
Thiết nghĩ những tâm trạng nêu trên không ai được phép hờ hững, xem thường - bởi nó có thể khởi phát những biến cố, tiêu cực bất kể lúc nào khi người ta túng quẫn, bức bách…
Để hạn chế, dập tắt những tâm trạng ngổn ngang, những băn khoăn, lo lắng… Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, hành động, việc làm cụ thể trong công tác phòng, chống dịch. Đồng thời có những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho nhiều đối tượng, thành phần… có liên quan. Tất cả những việc làm đó là vì dân, vì đời sống an lành của Nhân dân - chống dịch như chống giặc - sẵn sàng cưu mang, san sẻ với tất cả mọi người “không một ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, trong bất kỳ hoạn nạn, khó khăn nào”…
Những việc làm đó đã đem lại niềm tin cho mọi người dân khi “chung sống với đại dịch”, giúp mọi người vứt bỏ những lo âu, phiền muộn, xua tan những tâm trạng thiếu lành mạnh, vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
N.N.K
- UBND tỉnh tổ chức chương trình “Tết yêu thương - Xuân khuyến học”
- Cần phát huy giá trị con cá kèo
- Công ty Điện lực Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, năng suất lao động năm 2025
- Công đoàn Công ty Điện lực Bạc Liêu với phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp an toàn, ngăn ngừa tai nạn lao động trước, trong và sau tết Nguyên đán năm 2025