Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Tăng lương cơ sở: Giảm bớt khó khăn cho người làm việc trong khu vực công
Những ngày qua, thông tin từ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương ứng với tăng khoảng 20,8% là tín hiệu vui, phấn khởi cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) cả nước. Đây có thể được xem là giải pháp kịp thời nhằm chia sẻ khó khăn với đội ngũ CBCCVC, là nguồn động lực quan trọng để họ yên tâm công tác khi cuộc sống đảm bảo ổn định hơn.
Cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: T.T
Tạo nguồn động lực kịp thời
Đại dịch COVID-19 vừa qua không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế mà còn làm cho rất nhiều chủ trương, quyết sách phải tạm hoãn thực hiện. Đơn cử như việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ năm 2019 đến nay, hay kế hoạch cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đều chưa thể thực hiện được. Quả thực, với hơn 2 năm cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thu nhập không được cải thiện, áp lực công việc ngày càng lớn với CBCCVC, nhất là viên chức ngành Y tế, Giáo dục. Đây cũng là một trong nguyên nhân hàng đầu khiến gần 40.000 CBCCVC nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư.
Nhìn nhận thực trạng trên, bởi sau khi Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 thì cũng là lúc các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách nhà nước cần được quan tâm xem xét tăng lương, phụ cấp để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Việc thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ ngày 1/1/2023. Chính phủ cũng nhận định rằng mức tăng lương như trên chưa phải là cao; tuy nhiên trong bối cảnh ngân sách của nước ta hiện nay còn khó khăn nên việc tăng lương ở mức độ đó cũng là sự cố gắng để góp phần đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của cuộc sống, sinh hoạt của CBCCVC.
Nguyện vọng chính đáng của công chức, viên chức
Mức điều chỉnh tăng lương cơ sở trên thực chất vẫn chưa đủ để rút ngắn khoảng chênh lệch giữa lương khu vực công và khu vực tư, lương trong nhà nước và lương ngoài thị trường lao động. Tuy vậy, nó cũng góp phần xoa dịu cơn khát về tiền lương của CBCCVC.
Tốt nghiệp đại học 5 năm, N.Q.T trúng tuyển công chức ở vị trí chuyên viên của một cơ quan cấp tỉnh. Lúc đầu T. cảm thấy hào hứng khi thực hiện được mục tiêu là niềm mơ ước của rất nhiều bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, với mức lương và phụ cấp chỉ hơn 4 triệu đồng, phải đi làm xa nhà hơn 15km, T. đã dần thấy hơi nản và định chuyển hướng ra khu vực công. Tuy nhiên, với thông tin về sự điều chỉnh mức lương cơ sở vào tháng 7/2023 và dự kiến Chính phủ sẽ thực hiện cải cách tiền lương vào năm 2024 khi tăng từ 28 - 40% so với mức lương hiện hữu thì T. cũng như nhiều công chức, viên chức trong tỉnh cảm thấy vô cùng phấn khởi và có thêm động lực để gắn bó với công việc cũng như hy vọng vào tương lai.
Điều khiến công chức, viên chức băn khoăn chính là nếu việc điều chỉnh mức lương không được áp dụng ngay vào đầu năm 2023 thì liệu có đảm bảo đời sống cho người làm việc trong khu vực công trước thực trạng tăng giá, lạm phát? Chính vì vậy, bên cạnh việc kiến nghị nguyện vọng của cử tri mong muốn được tăng lương sớm hơn 6 tháng, Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, bày tỏ trăn trở: nếu như giá cả ổn định thì vấn đề tăng lương cơ sở mới có giá trị, đặc biệt hiện nay cử tri đang rất lo ngại học phí và dịch vụ tăng cao trong khi tiền lương chưa tăng.
Vẫn còn không ít khó khăn, thách thức để thực hiện mục tiêu cải cách tiền lương nhằm tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững. Nhưng sự điều chỉnh kịp thời về mức lương cơ sở ít nhiều đã mang lại hiệu quả bước đầu khi mang lại niềm phấn khởi cho CBCCVC. Bên cạnh đó, để tạo sự ổn định cho nguồn nhân lực khu vực công thì bên cạnh chính sách tiền lương hợp lý, việc xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát triển công bằng để CBCCVC phát huy hết năng lực, sở trường là giải pháp không kém phần quan trọng mà các cơ quan, đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện.
Hoàng Uyên
- Triển khai đợt cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Học sinh TP. Bạc Liêu say mê trải nghiệm “Nét Việt ngày xuân”
- Quỹ Thiện tâm tặng 500 suất quà Tết cho hộ nghèo
- Huyện Đông Hải và huyện Phước Long: Hơn 480 học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, cấp huyện
- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - Trần Thị Hoa Ry trao tặng 100 suất quà cho đoàn viên, người lao động khó khăn tại Bạc Liêu