Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị: Đẩy mạnh phát triển kinh tế Bạc Liêu theo hướng nhanh, bền vững
Chiều 29/9, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 - 2010 và thời kỳ 2011 - 2020. Đồng chí Lữ Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy - Lữ Văn Hùng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28 của Bộ Chính trị, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều cho biết, qua 17 năm (2003 - 2020) triển khai thực hiện, quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, đạt 49.665 tỷ đồng (bằng 0,62% so với cả nước, bằng 5,12% so với khu vực), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,92%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của Bạc Liêu đạt 47,5 triệu đồng/người/năm, tăng 10,2 lần so với năm 2015.
Riêng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song với quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương nên Bạc Liêu vừa tập trung thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, vừa giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá. Trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng, tỉnh đã quan tâm xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh cả về chất lượng và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, đồng chí Phạm Văn Thiều cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được sự bứt phá, nhất là các lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh nhà còn thấp, cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng phức tạp; công tác giảm nghèo được thực hiện khá tốt nhưng nguy cơ tái nghèo cao.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh, việc phát triển hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa mang lại hiệu quả, nhất là chưa xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa, liên kết thị trường theo ngành hàng, ngành nghề để nâng cao năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng. Toàn vùng ĐBSCL chỉ có một đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, hệ thống đường sắt chưa được đầu tư còn hệ thống cảng biển, cảng sông lại có quy mô nhỏ. Từ đó, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của vùng.
Đại biểu dự hội nghị.
Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh được đề ra là đến năm 2030, kinh tế Bạc Liêu phát triển nhanh và bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tầm nhìn đến năm 2045, Bạc Liêu trở thành tỉnh có công nghiệp hiện đại, nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững và là một trong những trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của quốc gia…
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy kiến nghị Trung ương ban hành Nghị quyết về xây dựng, phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, Nghị quyết về phát triển KT-XH Tiểu vùng bán đảo Cà Mau; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, ưu tiên các nguồn vốn ODA, chương trình, dự án quốc gia cho vùng ĐBSCL.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy - Lữ Văn Hùng nhấn mạnh, Bạc Liêu thực hiện Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28 của Bộ Chính trị trong bối cảnh có nhiều cơ hội, thuận lợi đan xen với những thách thức, khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, sâu sát, lựa chọn thứ tự ưu tiên để huy động nguồn lực triển khai thực hiện nên tạo sự chuyển biến tích cực trên các mặt KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Để khắc phục những hạn chế tồn tại, vượt qua khó khăn và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Tỉnh ủy về phát triển KT-XH gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt là tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
Thi công dự án điện gió trên biển Gành Hào (huyện Đông Hải) góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Các cấp, các ngành phải nâng cao chất lượng lập, quản lý và thực hiện quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nhanh, bền vững trên cơ sở thực hiện có hiệu quả 5 trụ cột phát triển KT-XH, trong đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, rà soát, bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng công tác nội chính, xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.
Đối với nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các sở, ngành hữu quan phải tính toán xây dựng đề án để có kế hoạch thực hiện cụ thể, tập trung vào nội dung phù hợp và bố trí kinh phí đầu tư cho khoa học. Trên lĩnh vực môi trường phải rà soát lại số lượng nhà máy xử lý rác thải để kêu gọi đầu tư nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt, phục vụ nhu cầu sản xuất của Nhân dân. Trong phát triển du lịch, ngành chức năng phải nghiên cứu xây dựng, lựa chọn ra sản phẩm mang thương hiệu Bạc Liêu để tạo ra giá trị gia tăng; quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn, tay nghề đội ngũ y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới…
Tin, ảnh: H.T