Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
TX. Giá Rai: Những định hướng đến năm 2045
Xây dựng thị xã đạt đô thị loại III và trở thành thành phố vào năm 2025 với chức năng là đô thị vệ tinh về kinh tế, thương mại của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ; phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với tính chất đô thị; quy hoạch mở rộng không gian đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại... là một trong những định hướng quan trọng trong quá trình phát triển của TX. Giá Rai đến năm 2045.
Hiện trạng Trạm cấp nước xã Tân Thạnh hiện nay. Ảnh: K.K
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đến năm 2030, TX. Giá Rai là đô thị động lực phát triển của tỉnh Bạc Liêu, cầu nối giữa TP. Bạc Liêu và TP. Cà Mau, là đầu mối giao thông giao lưu trong tỉnh đáp ứng được vai trò, vị trí là cửa ngõ hướng Tây của tỉnh, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong liên kết phát triển với các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Cà Mau. Tạo bước đột phá trong phát triển đô thị, đồng thời kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển hài hòa cùng với các đô thị lân cận khác. Đến năm 2045, TP. Giá Rai kết hợp với TP. Bạc Liêu và TP. Cà Mau trở thành cực tăng trưởng kinh tế, hành lang kinh tế và chuỗi đô thị quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể, tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 11,7%, giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 12,4%, giai đoạn 2031 - 2045 đạt khoảng 12,9 - 13,9%. Đến năm 2030, công nghiệp - xây dựng chiếm gần 52,54%; thương mại - dịch vụ chiếm gần 32,87%; ngành Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm khoảng 14,59%. Đến năm 2045, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 56,11%; thương mại - dịch vụ chiếm 33,33%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 10,56%.
Nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn đến năm 2025 đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, đến năm 2030 khoảng 12.000 tỷ đồng và đến năm 2045 khoảng 81.700 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn đạt 99,9% trở lên; tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom về điểm tập trung đạt trên 95% vào năm 2025, đạt 97% vào năm 2030 và trên 99% vào năm 2045; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt trên 95% vào năm 2045.
NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TX. Giá Rai xác định 3 trụ cột phát triển, gồm: phát triển kinh tế nhanh theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững dựa trên nền tảng kinh tế số; môi trường sinh thái - nơi con người có thể cảm nhận bầu không khí trong lành, khí hậu tươi mát và một màu xanh chủ đạo; phát triển xã hội hài hòa, giàu bản sắc, nơi hội tụ của đam mê khám phá được định hình trên nền tảng các dân tộc bản địa và sự hòa trộn đa dạng văn hóa.
TX. Giá Rai cũng xác định 4 nền tảng phát triển kinh tế. Trong đó, nền tảng thứ nhất là phát triển thị xã theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. TX. Giá Rai là đô thị sinh thái, thông minh gắn với phát triển chính quyền số. Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số để điều chỉnh thể chế, cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã. Xây dựng TX. Giá Rai thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước. Nền tảng thứ hai là phát triển kinh tế Giá Rai theo hướng kinh tế số. Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới; mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp đều có thể sử dụng nền tảng số trong sản xuất - kinh doanh; các doanh nghiệp có sử dụng dữ liệu số, công nghệ số trong hoạt động quản lý. Phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp để hình thành công dân số, xã hội số. Nền tảng thứ ba là phát triển hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa và thể thao) đồng bộ, văn minh, hiện đại gắn với gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa đặc sắc của tỉnh Bạc Liêu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nền tảng thứ tư là phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, năng lượng, thủy lợi, đô thị) đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước tạo tiền đề cho hạ tầng kinh tế (hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch và đô thị) phát triển gắn với phát triển kinh tế biển.
KIM PHƯỢNG
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm tại Đảng bộ xã Ninh Thạnh Lợi A
- TP. Bạc Liêu: Hơn 240 đại biểu được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Tổng kết Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” năm 2024
- Huyện Hồng Dân: Đồng bào Khmer đổi đời nhờ các chương trình hỗ trợ
- Chủ tịch UBND tỉnh phân công ông Dương Hồng Tân phụ trách Sở GD-ĐT