Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Xây dựng hạt nhân chính trị trong vùng có đông đồng bào Khmer
Những năm qua, công tác phát triển đảng viên trong vùng có đông đồng bào Khmer luôn được các cấp ủy đảng trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Số lượng và chất lượng ngày một tăng lên, những đảng viên là người Khmer đã trở thành cầu nối quan trọng trong việc truyền tải và thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần làm tươi sáng thêm cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng có đông đồng bào Khmer.
>>> Bài 1: Đảng viên đi trước...
Bài 2: … Làng nước theo sau
Từ vai trò đầu tàu gương mẫu của mỗi đảng viên, những phong trào thi đua trong vùng có đông đồng bào Khmer cũng được tiếp thêm động lực trong quá trình thực hiện và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào. Đây cũng là vấn đề cơ bản có tính chất quyết định trong công tác vận động đồng bào Khmer.
Đồng bào Khmer ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 từ rất sớm. Ảnh: C.L
Nâng cao nhận thức cho đồng bào
Tính đến nay, Bạc Liêu có 1.200 đảng viên, 900 cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, chiếm 5,4% tổng số cán bộ toàn tỉnh, trong đó cán bộ người DTTS giữ chức danh lãnh đạo là 104 người. Trình độ chuyên môn của cán bộ người DTTS đạt yêu cầu tiêu chuẩn từ trung cấp trở lên là 854 người, và hơn 1.000 người được đào tạo trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Đội ngũ này có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; đồng thời cũng là người tổ chức cho Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Cán bộ, đảng viên người Khmer của các đảng bộ cơ sở còn có vai trò trung tâm đoàn kết, khai thác, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của đảng viên và quần chúng, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, nhất là những người đứng đầu các phum, sóc, người có uy tín, các vị chức sắc tôn giáo đi đầu trong xây dựng phum, sóc.
Có thể nói, các đảng viên người Khmer và các tổ chức cơ sở đảng nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống thời gian qua đã làm rất tốt vai trò hỗ trợ, dẫn dắt người dân vươn lên trong cuộc sống, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Thượng tọa Tăng Sa Vong - Trụ trì chùa Cái Giá chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) chia sẻ: “Hằng tháng, khi bà con phật tử đến chùa cúng viếng, tôi và các vị sư đều răn dạy bà con thực hiện tốt 5 giới luật của đạo Phật. Đồng thời, vận dụng giáo lý, đạo đức nhà Phật với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, có như vậy thì mới giúp cho dòng tộc, cho phum sóc, cho xã hội ngày càng phát triển”.
Với vai trò của mình, các cán bộ, đảng viên và người có uy tín trong vùng có đông đồng bào Khmer còn tham gia vận động con cháu học Ngữ văn Khmer để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết; tham gia vào các phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, phong trào khuyến học, khuyến tài tại địa phương. Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện phong trào xây dựng nếp sống mới, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm… Nhiều nơi trước đây là điểm nóng về tội phạm, tệ nạn xã hội, từ khi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với những hạt nhân chính trị là đảng viên người Khmer, tình hình an ninh đã ổn định, đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay, tại nhiều địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, một trong những khó khăn trong công tác phát triển Đảng chính là thiếu nguồn phát triển đảng viên mới. Bởi, nhiều gia đình đồng bào Khmer còn khó khăn về đời sống, lực lượng lao động chủ yếu trong gia đình phải đi làm ăn xa để có nguồn thu nhập, ít có mặt thường xuyên tại nơi đăng ký cư trú. Trong khi đó, có những hạt nhân của một số tổ chức đoàn thể ở địa phương thì tuổi đã cao hoặc trình độ học vấn chưa đạt so với yêu cầu… Do đó, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đôi lúc còn chậm đến với bà con đồng bào Khmer do thiếu những “cầu nối” ở cơ sở. Thực trạng này đòi hỏi các cấp ủy có giải pháp tháo gỡ một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đặc thù từng địa phương, song vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, qua đó phát hiện, giới thiệu những hạt nhân tiêu biểu, quần chúng ưu tú cho Đảng.
Phum sóc đổi mới từng ngày
Những ngày lễ Sen Đôn-ta vừa qua, có dịp về các phum sóc chúng tôi cảm nhận rõ bầu không khí vui tươi, phấn khởi của bà con nơi đây khi quê hương đang khởi sắc từng ngày. Những chính sách đặc thù như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, vay vốn phát triển kinh tế, các chính sách an sinh như y tế, giáo dục, việc làm... đã mang đến cơ hội cho nhiều gia đình đồng bào Khmer vươn lên thoát nghèo. Từ đó, bà con càng thêm tin tưởng và hăng hái tham gia vào các phong trào, hoạt động tại địa phương, trở thành những đoàn viên, hội viên hăng hái, nhiệt tình. Bà con cũng từng bước thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, gần 100% đồng bào Khmer đi bỏ phiếu đúng và sớm hơn thời gian quy định. Khi đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng tiến hành tự phê bình và phê bình trước Nhân dân, đồng bào đã mạnh dạn đóng góp ý kiến, thẳng thắn phê bình những hạn chế, yếu kém của cán bộ, đảng viên.
Ông Sơn Ri Thi - Bí thư Chi bộ ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) chia sẻ: “Thông qua vai trò cán bộ, đảng viên và người có uy tín trên địa bàn xã, Nhân dân đã có ý kiến đóng góp trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, những vấn đề về đời sống hàng ngày. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên, người có uy tín luôn chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Qua đó, nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống được các cán bộ, đảng viên và người có uy tín giải quyết kịp thời”.
Sự phát triển toàn diện ở vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống được biểu hiện rõ nét từ trình độ dân trí đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng cao. Đó cũng là minh chứng cho sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với đồng bào, qua đó vun bồi thêm niềm tin nơi đồng bào với Đảng. Đây chính là tiền đề quan trọng để các địa phương làm tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong vùng có đông đồng bào DTTS. Rõ ràng khi năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, là hạt nhân quy tụ lòng dân thì sẽ khơi dậy sức dân, giúp địa phương giải quyết những khâu yếu, việc khó ở cơ sở, hoàn thành nhiệm vụ mà Nhân dân giao phó.
Chí Linh
- Tập huấn phần mềm kiểm kê tài sản công cho hơn 600 cán bộ
- Tổng rà soát người điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có chất ma túy
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Huỳnh Quốc Việt làm việc với các bệnh viện về tình hình chuẩn bị đại hội
- Nhạc sĩ Nguyễn Quốc (Bạc Liêu) đoạt giải B tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc
- TP. Bạc Liêu: Bàn giải pháp ứng phó với sạt lở tuyến đê biển Đông