Cùng bàn luận
Cần minh bạch trong tăng giá xăng!
Trong tháng 5/2015, giá xăng bán lẻ tăng đến hai lần với 3.150 đồng/lít. Sự tăng giá lần này trở thành gánh nặng cho người tiêu dùng khi mọi chi phí đều “ăn theo” giá xăng. Đơn cử như các mặt hàng lương thực - thực phẩm, vật liệu xây dựng cũng nhích lên.
Xăng tăng giá, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng. Trong ảnh: Đổ xăng xe tại một cửa hàng ở TP. Bạc Liêu. Ảnh: P.Đ |
Mặc dù đây là việc làm rất cần thiết, nhưng phải thật sự minh bạch trong tăng giá. Và thực hiện quy định này, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải là người tiên phong, chứ không chỉ có người tiêu dùng.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội (Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM) cho rằng: Việc tăng thuế môi trường có sự chưa hợp lý. Như các tàu thuyền đánh bắt cá ngoài biển có hại gì đến môi trường mà người ta vẫn phải chịu mức thuế này? Nhưng vấn đề này phải tính toán lại. Theo lập luận của cơ quan điều hành, do biến động thế giới, chúng ta phải tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, thì vấn đề đặt ra là minh bạch và sử dụng khoản thu thuế này thế nào? Vì vậy, cần phải làm rõ cơ sở nào để tăng giá xăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít? Và khoản thu từ 3.000 đồng/lít sẽ được sử dụng cụ thể ra sao, như thế nào?...
Quốc hội nên có chuyên đề giám sát giá xăng dầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch và cũng là bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân - nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị. Và nội dung này sẽ trở thành vấn đề nóng được đưa lên bàn nghị sự tại kỳ họp Quốc hội lần này.
Người dân rất mong nhận được câu trả lời từ ngành quản lý và muốn biết vì sao xăng dầu cứ tăng giá...
TƯ THỜI SỰ
- Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều dự thảo Luật
- UBND tỉnh họp thành viên thường kỳ tháng 11/2024
- Khởi tố, tạm giam đối tượng lừa đảo gần 1 tỷ đồng
- Xã Vĩnh Bình (huyện Hòa Bình): Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững
- Huyện Hòa Bình: Hơn 19 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững