Cùng bàn luận
Để văn hóa soi đường cho chính mình
Ngày 19/4 hàng năm là Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú trong các nền văn hóa đặc sắc, đậm chất truyền thống của 54 dân tộc anh em trên đất nước đã làm nên một nền văn hóa Việt Nam “giàu có”, thấm đẫm tính nhân văn và vô cùng đẹp đẽ.
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam có ý nghĩa tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó góp phần củng cố, thắt chặt, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi năm có một chủ đề khác nhau nhưng các hoạt động hưởng ứng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam đều mang màu sắc của văn hóa truyền thống với những tinh hoa chắt lọc từ nền văn hóa các dân tộc anh em.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ những ngày đầu giành được độc lập cho nước Việt Nam đã trở thành một chân lý, khẳng định ý nghĩa, vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội dù ở bất kỳ thời đại nào. Lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tinh thần bất khuất trước kẻ thù là những giá trị văn hóa được truyền từ bao đời trước và là nguồn cội sức mạnh để dân tộc ta đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh đến từ những cường quốc trên thế giới. Hôm nay, khi thế giới hội nhập ngày càng sâu, hình thành một thế giới phẳng thì văn hóa chính là nét làm nên hình ảnh đặc trưng, là thế mạnh, vũ khí của từng quốc gia trước sự xâm lấn về văn hóa, và theo sau đó sẽ là thôn tính về chủ quyền. Bên cạnh đó, cuộc sống càng hiện đại thì những vấn đề tiêu cực trong đời sống văn hóa càng dễ nảy sinh. Cho nên kinh tế càng phát triển, xã hội càng hiện đại thì văn hóa truyền thống càng phải được gìn giữ như là một thứ của cải vô giá, một “bửu bối” truyền lại cho các thế hệ sau. Mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân phải góp phần làm cho "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", trước hết là cần phải làm sao để văn hóa "soi đường" cho chính mình. Ðiều này trở nên cần thiết hơn đối với mọi cán bộ, đảng viên, những người luôn được nhân dân “soi” như là mực thước về đạo đức, lối sống. Mỗi việc làm tốt đẹp của họ không chỉ là góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn làm cho sự tốt đẹp từ đó mà lan rộng, làm đẹp cả xã hội.
N.L
- 100 học sinh Bạc Liêu được nhận học bổng Báo Dân Trí
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm tại Đảng bộ xã Ninh Thạnh Lợi A
- TP. Bạc Liêu: Hơn 240 đại biểu được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Tổng kết Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” năm 2024
- Huyện Hồng Dân: Đồng bào Khmer đổi đời nhờ các chương trình hỗ trợ