Doanh Nghiệp - Doanh nhân
Bạc Liêu đón chân sóng bất động sản phục hồi và tăng trưởng
Cũng như chu kỳ cách đây 10 năm, thị trường bất động sản (BĐS) đón nhận gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, dự thảo sửa đổi 3 luật liên quan tới BĐS, Nghị quyết số 33/NQ-CP,… đã khiến thị trường hi vọng ấm nóng trở lại, bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng, niềm tin nhà đầu tư trở lại ở những khu vực giá tốt, còn nhiều dư địa phát triển.
Thời điểm đón biểu đồ bất động sản đi lên
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường BĐS đón nhận những tin tức tích cực, hàng loạt các giải pháp, hành động đã giúp BĐS khởi sắc như gói tín dụng hỗ trợ NƠXH 120.000 tỷ đồng với mức lãi suất gói tín dụng này sẽ thấp hơn 1,5-2% trên thị trường; Dự thảo sửa đổi 3 luật liên quan đến BĐS (luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh BĐS); làn sóng giảm lãi suất giúp gỡ vướng nguồn vốn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Mới đây ngày 5/3 Chính phủ đã ban hành Nghị định 08 giúp doanh nghiệp BĐS không rơi vào "ngõ cụt" khi cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu đàm phán với trái chủ gia hạn thêm thời hạn tối đa 2 năm…
Tiếp sau đó, ngày 11/03/2023, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về gỡ khó và phát triển bình ổn thị trường BĐS đã cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ về việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy trở lại sự ổn định, phát triển bền vững cho thị trường BĐS Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ hai tháng đầu năm 2023, kinh doanh BĐS chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký với 396,9 triệu USD và xếp vị trí thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy Việt Nam vẫn rất hấp dẫn và nhiều cơ hội với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng là phân khúc hút vốn nước ngoài vào Việt Nam nói chung và BĐS nói riêng.
Sau khi bị đình trệ bởi dịch Covid-19, năm 2023 sẽ là năm bản lề các dự án đầu tư công được đẩy mạnh. Chính phủ nâng tổng vốn đầu tư công lên 700 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022, trong đó vốn chi phát triển hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất (231 nghìn tỷ đồng) trong tổng quy mô. Chính phủ cũng đang tập trung dồn lực xây dựng các dự án hạ tầng, giao thông trọng điểm. Mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho hạ tầng giao thông chiếm gần 50% kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản giúp thúc đẩy đầu tư công và thành lập các tổ công tác để kiểm tra, đốc thúc giải ngân đầu tư công.
Theo khảo sát của trang tin batdongsan.com.vn lực cầu trong dân vẫn có, 68% người tham gia khảo sát sẽ mua nhà đất trong vòng 1 năm tới. Thì thời điểm này nhà đầu tư có thể cân nhắc “xuống tiền” ở những địa phương có điểm sáng kinh tế, tiềm năng về đầu tư hạ tầng và dư địa tăng giá.
Đầu tư tiên phong về thủ phủ tôm Bạc Liêu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng đất trù phú nhất trong khu vực ASEAN. Nơi đây đã hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" ngày càng trở nên điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư. Và nút thắt hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đang được quyết liệt tháo gỡ, mục tiêu đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường Quốc lộ; nâng cấp 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa tại vùng ĐBSCL.
Hạ tầng được đầu tư đồng bộ có tác động gián tiếp tới thị trường BĐS (Ảnh sưu tầm)
Năm 2022, là một năm với nhiều thành tựu đối với tỉnh Bạc Liêu trong mời gọi, thu hút đầu tư. Năm vừa qua, Bạc Liêu đã cấp giấy đăng ký cho 15 dự án, có 1 dự án vốn đầu tư nước ngoài 18,35 triệu USD. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu tăng 9,03% so với cùng kỳ và đứng thứ 4/13 trong khu vực ĐBSCL.
Một điểm sáng nữa thu hút nhà đầu tư về Bạc Liêu là hạ tầng được chú trọng đầu tư. Đáng chú ý là dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (khởi công tháng 01/2023); cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (2023-2030) mở rộng liên kết các tỉnh thành ĐBSCL; và cảng cá Gành Hào (270 tỷ đồng), cầu qua sông Gành Hào (650 tỷ đồng) góp phần đưa Bạc Liêu giàu mạnh từ biển. Ngoài ra, các dự án hạ tầng khu vực cũng tạo nên tính kết nối liên vùng như tuyến vành đai ven biển kết nối TP.HCM và miền Tây, nâng cấp Quốc lộ 1A (đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài 63km)…
Bạc Liêu ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực
Tầm nhìn đến năm 2030, Bạc Liêu sẽ trở thành một Trung tâm đô thị - công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững. Đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam, trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng ĐBSCL.
Hướng đến mục tiêu đô thị loại I, tỉnh Bạc Liêu cũng phấn đấu trên nhiều mặt trận, trong đó những dự án khu dân cư, khu đô thị hiện đại được quy hoạch tiêu chuẩn, đầu tư bài bản và hợp xu hướng sẽ góp phần thúc đẩy đô thị phát triển.
Những khu vực có tầm nhìn quy hoạch phát triển trong tương lai sẽ còn nhiều yếu tố tăng giá, như TP Bạc Liêu phấn đấu mục tiêu đô thị loại I, huyện Hoà Bình lên đô thị loại IV (2025) và từng bước lên thị xã.
- Chủ tịch UBND tỉnh phân công ông Dương Hồng Tân phụ trách Sở GD-ĐT
- Kiểm tra, giám sát Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tập huấn nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đối với tín dụng chính sách xã hội
- Bế mạc Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT
- Ùn tắc giao thông vì dựng rạp án ngữ dưới lòng đường