Doanh Nghiệp - Doanh nhân

Bạc Liêu: Khai thác hiệu quả tiềm năng hướng đến trở thành trung tâm bán đảo Cà Mau

Thứ Năm, 25/11/2021 | 14:15

Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh và hướng đến phát triển bền vững tiểu vùng bán đảo Cà Mau cần phải đẩy mạnh liên kết vùng, trong đó cần khai thác hiệu quả những “vùng trũng” giàu tiềm năng như Bạc Liêu, hướng đến trở thành trung tâm tiểu vùng bán đảo Cà Mau.

Đẩy mạnh liên kết tiểu vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM)

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội động lực mới cho sự phát triển kinh tế các tỉnh thành, khu vực. Vấn đề phát triển kinh tế vùng, đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn 10 năm qua, với việc ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Đây chính là lời giải tất yếu để các vùng kinh tế trọng điểm trong đó tiểu vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM) khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh và hướng đến phát triển bền vững.

Cần đẩy mạnh liên kết tiểu vùng BĐCM để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có

BĐCM là vùng đất cực nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bao gồm thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang; trung tâm bán đảo là nơi tiếp giáp giữa ba tỉnh Cà Mau, Hậu Giang, Bạc Liêu. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước.

Với thế mạnh về kinh tế biển, nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản là đặc thù, mang lại giá trị kinh tế cao, do đó đẩy mạnh liên kết các tỉnh này sẽ giúp phát huy tối đa lợi thế so sánh, tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Để “đánh thức tiềm năng”, nâng tầm vị thế vùng cần có các chính sách đặc thù để tháo gỡ hàng loạt các thách thức vốn tồn tại lâu nay. Đặc biệt là khai thác những địa phương nhiều tiềm năng như Bạc Liêu.

Bạc Liêu trong đề án liên kết tiểu vùng BĐCM

Tầm nhìn đến 2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ đóng vai trò là một trung tâm kinh tế của tiểu vùng BĐCM, là đầu mối giao thông kết nối các trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng. Nằm ở trung tâm BĐCM, Bạc Liêu hứa hẹn là vùng động lực, tạo mối liên kết mật thiết với các tỉnh còn lại để phát triển hiệu quả.

Về hạ tầng giao thông để kết nối các tỉnh thuộc tiểu vùng và khu vực được cải thiện đáng kể, như mở rộng tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Bạc Liêu - Cà Mau), nâng cấp mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu, tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp đã nâng cấp hoàn thiện hồi đầu năm 2021, thuận đường cho việc vận tải, lưu thông hàng hóa.

Bạc Liêu hứa hẹn là vùng động lực trung tâm của BĐCM

Nếu như trước đây hệ thống giao thông thủy còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả vận tải đa phương thức, thì hiện nay theo đánh giá của ngành chức năng, vận tải thủy ở Bạc Liêu những năm qua phát triển khá đồng đều, chiếm 30% năng lực vận tải liên tỉnh của địa phương này. Đáng chú ý, cảng cá Gành Hào (huyện Đông Hải) đã được Chính phủ phê duyệt nâng cấp, mở rộng thành một trong 16 cảng loại I của cả nước, sẽ giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thủy hải sản, vốn là điểm sáng nổi bật của Bạc Liêu.

Hệ thống giao thông đô thị được định hướng quy hoạch rõ ràng thông qua việc quy hoạch nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đường huyện, giao thông đô thị, công trình bãi xe, bãi đỗ xe…

Những năm gần đây các tỉnh ĐBSCL và tiểu vùng BĐCM xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xem đây là khâu đột phá. Đồng thời, phát triển các mô hình kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp khác… góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và phát huy tính liên kết (như liên kết trong phát triển du lịch biển, giao thông thủy).

Vùng ĐBSCL và tiểu vùng BĐCM đến nay vẫn là “vùng trũng” về chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Bạc Liêu cũng đang đón cơ hội về nguồn lực lao động từ các dự án thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo, xuất khẩu thủy hải sản; bên cạnh đó là làn sóng dịch chuyển nguồn lao động từ các phía Đông Nam bộ sau đợt dịch với tay nghề chất lượng cao.

Điều kiện tốt để phát triển bất động sản đô thị

Để đạt mục tiêu trở thành đô thị loại I giai đoạn 2021-2025, thì việc chỉnh trang đô thị sẽ là một phần tất yếu, cũng là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch đô thị hóa của Bạc Liêu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đặt kế hoạch đầu tư các dự án, khu dân cư (KDC), khu đô thị tiêu biểu, có thể kể đến như KĐT Tràng An phường 7, TP Bạc Liêu; KĐT Hoàng Phát phường 1. Mới đây, FLC vừa được chấp thuận đầu tư ba dự án hơn 600 ha tại xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Đó đều là những tin tức vui mừng cho hình ảnh một Bạc Liêu năng động, hiện đại và hội nhập.

Các dự án mới góp phần nâng tầm đô thị và giá trị bất động sản Bạc Liêu

Bên cạnh đó, ở những đô thị vệ tinh như thị trấn Hòa Bình, thị xã Giá Rai cũng không kém phần hấp dẫn, thu hút đầu tư. Một trong số đó có chủ đầu tư Công ty Bình Dương Bạc Liêu với dự án KDC ven sông Hòa Bình (Hòa Bình Riverside), tại trung tâm thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình. Định hình quy hoạch KDC kiểu mẫu hoàn chỉnh, điện âm tạo không gian thông thoáng, hiện đại; vỉa hè và cây xanh; công viên nội khu tạo nơi thư giãn, sinh hoạt cộng đồng.

Ngoài vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, dự án còn hưởng lợi quy hoạch xây dựng cầu Hòa Bình 2 bắc qua sông Bạc Liêu – Cà Mau, tương lai sẽ hình thành tâm điểm giao thương sầm uất.

Hòa Bình Riverside hứa hẹn là nơi định cư lý tưởng cho các gia đình tiểu thương hoặc cặp vợ chồng trẻ muốn sinh sống trong những khu dân cư có hạ tầng tốt, an ninh và tiện ích đa dạng.

Trải nghiệm thực tế dự án với link viral 360 toàn cảnh dự án:

https://datxanhmientay.net/hoa-binh-riverside

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.