Doanh Nghiệp - Doanh nhân
Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề: Đồng hành và chia khó cùng nông dân
Chưa bao giờ nông dân phải vất vả và gặp nhiều khó khăn như năm nay. Bên cạnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì ngay từ những tháng đầu năm nông dân ở khu vực ĐBSCL còn đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và hiện nay là người nông dân miền Trung phải đương đầu với bão lũ.
Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề tài trợ 5 tỷ đồng cho Hiệp hội Tôm Bạc Liêu để khuyến khích nông dân sản xuất tôm sạch.
Đẩy mạnh hỗ trợ
Với phương châm: “Luôn đồng hành và chia khó cùng nông dân”, trong những năm qua Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề (gọi tắt là Tập đoàn Bồ Đề) luôn sát cánh cùng nông dân vượt khó. Thông qua Đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, Tập đoàn Bồ Đề không chỉ được xem là doanh nghiệp tiên phong trong việc giúp nông dân thay đổi nhận thức, tư duy, hành động trong việc chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, mà còn kịp thời chia sẻ những khó khăn và thể hiện tính nhân văn, văn hóa của doanh nghiệp.
Trong tình cảnh các doanh nghiệp cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, nhưng Tập đoàn Bồ Đề lại tăng cường đầu tư và đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ nông dân. Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2020, cùng với thực hiện chính sách “xóa trắng nợ” cho nông dân bị thiệt hại do thiên tai, Tập đoàn Bồ Đề còn hỗ trợ 5 tỷ đồng cho nông dân các tỉnh khu vực ĐBSCL khắc phục hạn, mặn và tiếp tục tái phát triển sản xuất. Trong tháng 10 này, Tập đoàn Bồ Đề vừa tài trợ 5 tỉnh miền Trung 10 tỷ đồng và tài trợ Hiệp hội Tôm Bạc Liêu 5 tỷ đồng nhằm khuyến khích nông dân đẩy mạnh liên kết và sản xuất tôm sạch gắn với chỉ đạo của UBND tỉnh là sản xuất “lúa thơm, tôm sạch”. Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp hữu cơ - đây vốn là nhu cầu tất yếu trong sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường EU đã rộng cửa và bản thân nông dân cần nắm bắt ngay “cơ hội vàng” này.
Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề tài trợ 10 tỷ đồng cho nông dân miền Trung khôi phục lại sản xuất sau bão lũ.
Vì sự phát triển của nông dân
Với mục đích và tôn chỉ hoạt động đó, thời gian qua Tập đoàn Bồ Đề đã đẩy mạnh liên kết hợp tác với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh và các HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh để xây dựng những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đánh giá về vai trò và những đóng góp của Tập đoàn Bồ Đề trong thực hiện liên kết với nông dân, ông Đinh Xuân Lập - Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), cho biết: Thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Bạc Liêu như: huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, huyện Vĩnh Lợi, TX. Giá Rai… luôn phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu gây hại trên cây lúa và làm thiếu nước cho hoạt động nuôi tôm. Bên cạnh đó, nước biển dâng càng làm cho diện tích sản xuất lúa bị thu hẹp và làm suy giảm nghiêm trọng về sản lượng, chất lượng. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực toàn vùng, kéo theo nhiều thay đổi về mất cân bằng sinh thái, đời sống người dân bị ảnh hưởng…
Do vậy, để hóa giải các nguy cơ và thách thức này, rất cần doanh nghiệp sát cánh cùng nông dân, nhất là phải xây dựng được các liên kết bền chặt. Có một điều đáng phấn khởi là Tập đoàn Bồ Đề đã xây dựng được liên kết với 5.000 hộ nông dân ở vùng chuyên sản xuất lúa - tôm phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Qua đó, đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong nuôi tôm bền vững cho vùng tôm - lúa của Bạc Liêu, nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu “lúa thơm - tôm sạch”, cũng như giảm giá thành trong sản xuất tôm sạch, tạo ra sản phẩm cạnh tranh và mang lại nhiều giá trị gia tăng cao. Tuy mới triển khai thực hiện liên kết, nhưng đến nay có khoảng 10 HTX, tổ hợp tác và hơn 2.000 hộ nông dân tham gia với gần 3.000ha và đang tiếp tục cán đích mục tiêu 5.000 hộ dân/5.000ha.
Về sản phẩm Bồ đề - Mother Water được người nông dân, các HTX áp dụng mô hình nuôi quảng canh và các HTX nuôi tôm công nghệ cao đánh giá là phù hợp với điều kiện môi trường vùng tôm - lúa, giúp ổn định môi trường trong nuôi tôm, đặc biệt là yếu tố độ kiềm, pH, giúp tăng sức khỏe tôm và giảm tỷ lệ bị thiệt hại. Qua đó có tính thích ứng cao với sự thay đổi của thời tiết và biến đổi khí hậu. Đặc biệt là làm thay đổi môi trường nuôi, giúp môi trường vốn bị ô nhiễm nặng nề trước đây được cải thiện, khôi phục lại đáng kể và giúp tôm nuôi khỏe, tăng trọng nhanh.
Nông dân huyện Hồng Dân trúng mùa tôm trên đất lúa nhờ sử dụng sản phẩm Bồ đề - Mother Water. Ảnh: K.T
Có được kết quả trên là do quá trình cải tạo môi trường bằng phương pháp tự nhiên (dùng công nghệ sinh học) nên ngoài tạo ra sản phẩm tôm sạch, còn giúp cải tạo môi trường canh tác lúa ở vụ sau tốt hơn. Đây cũng là nền tảng để tiến đến mô hình nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm tôm sạch và lúa sạch, thơm ngon. Đặc biệt, thông qua liên kết này giúp nông dân giảm 50% giá thành sản phẩm do Tập đoàn Bồ Đề cung ứng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện liên kết chuỗi lúa - tôm, Tập đoàn Bồ Đề còn hỗ trợ kết nối bao tiêu sản phẩm cho người dân với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và thực hiện quỹ hỗ trợ rủi ro cho những khách hàng bị ảnh hưởng nặng bởi hạn, mặn hay thiên tai…
Với sự đồng hành và liên kết trên đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tất cả đều vì sự phát triển bền vững người nông dân.
Kiết Tường
- 100 học sinh Bạc Liêu được nhận học bổng Báo Dân Trí
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm tại Đảng bộ xã Ninh Thạnh Lợi A
- TP. Bạc Liêu: Hơn 240 đại biểu được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Tổng kết Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” năm 2024
- Huyện Hồng Dân: Đồng bào Khmer đổi đời nhờ các chương trình hỗ trợ