Doanh Nghiệp - Doanh nhân
Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng
Sự bùng nổ của Fintech - tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ cao đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, thậm chí còn được kỳ vọng sẽ tái định hình lại cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính. Điều này đòi hỏi các hệ thống ngân hàng cần linh hoạt trong chiến lược, đổi mới tư duy đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay để bắt kịp xu hướng này.
1. Fintech và những thay đổi trong thủ tục vay vốn
“Fintech” (viết tắt của cụm từ “Financial Technology”) thuật ngữ chỉ việc ứng dụng sự sáng tạo của công nghệ vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Hiện nay, thuật ngữ này được dùng để chỉ tất cả các công ty sử dụng internet, phần mềm mã nguồn mở hay công nghệ điện toán đám mây đẻ nâng cao hoạt động tài chính, đầu tư và ngân hàng.
Các doanh nghiệp Fintech hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực tài chính, trong đó nổi bật nhất là cho vay ngang hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các gói dịch vụ.
- Thủ tục vay cá nhân: Trước khi có Fintech, người vay sẽ cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và quy trình xét duyệt có thể mất hàng tuần, tháng. Bên cạnh đó, các khoản vay truyền thống thường đi kèm với lãi suất cao và phí dịch vụ lớn.
- Thủ tục vay vốn doanh nghiệp: Để vay vốn, các doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, chuẩn bị hồ sơ bao gồm báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh, hồ sơ tài sản, và giấy tờ pháp lý khác. Với Fintech, thủ tục vay vốn doanh nghiệp được đơn giản hóa, tích hợp lên nền tảng số thuận tiện hơn, tăng cơ hội tiếp cận vốn đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới.
Sự xuất hiện của Fintech đã mang đến nhiều cải tiến đột phá, giúp đơn giản hóa quy trình vay vốn và mang lại lợi ích to lớn cho cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
- Số hóa hồ sơ: Khách hàng có thể nộp hồ sơ bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ đâu, mà không cần gặp mặt trực tiếp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng tốc độ xử lý khoản vay, từ vài tuần xuống chỉ còn vài ngày hoặc vài giờ.
- Đánh giá tín dụng trực tuyến: AI giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
- Giao diện trực quan: Thiết kế với giao diện dễ sử dụng, trực quan và thân thiện với người dùng, ngay cả với những người không quen thuộc với công nghệ.
Vay vốn là một trong những lĩnh vực chủ chốt được các doanh nghiệp Fintech lựa chọn.
2. Ưu điểm của Fintech trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn
Sự ra đời của Fintech mang lại bước đột phá trong lĩnh vực tài chính, mang lại nhiều lợi ích.
- Tăng khả năng tiếp cận vốn:
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Fintech mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp dễ dàng tiếp cận vốn mà không cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của ngân hàng truyền thống.
+ Thủ tục vay vốn đơn giản: Thủ tục vay vốn được đơn giản hóa, giảm bớt giấy tờ, giúp họ nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn.
- Tăng tính minh bạch:
+ Quá trình vay vốn: Toàn bộ quá trình vay vốn được số hóa và minh bạch, dễ dàng theo dõi tình trạng khoản vay mọi lúc.
+ Lãi suất và phí: Công khai lãi suất và các khoản phí, cho phép doanh nghiệp so sánh và lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp nhất.
- Linh hoạt và tùy biến:
+ Sản phẩm vay vốn: Sản phẩm vay vốn đa dạng và vay hạn mức kinh doanh linh hoạt hơn, phù hợp với từng nhu cầu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
+ Điều kiện vay vốn: Điều kiện vay vốn linh hoạt hơn, ít ràng buộc hơn so với ngân hàng truyền thống.
Fintech mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động vay vốn.
3.Thách thức và cơ hội của Fintech trong lĩnh vực vay vốn
Thị trường Fintech tại Việt Nam mặc dù có những bước nhảy vọt ấn tượng song vẫn tồn tại những thách thức và cả cơ hội phát triển.
- Thách thức:
+ Khả năng cạnh tranh: Ngân hàng truyền thống có hệ thống chi nhánh rộng khắp và lượng khách hàng trung thành lớn, khiến việc cạnh tranh trực tiếp trở thành thách thức lớn.
+ Khung pháp lý: Việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện hơn là điều cần thiết để an toàn hơn và tạo ra một thị trường tài chính ổn định, bền vững.
- Cơ hội:
+ Đổi mới sáng tạo: Cơ hội để thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực tài chính như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và blockchain.
+ Phát triển thị trường: Mở ra những cơ hội phát triển mới cho các đối tượng khách hàng chưa được ngân hàng truyền thống phục vụ: doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân ở vùng sâu vùng xa hoặc những người có lịch sử tín dụng hạn chế.
+ Hợp tác với ngân hàng: Fintech có thể hợp tác với các ngân hàng để cùng phát triển các sản phẩm vay vốn hoặc dịch vụ tài chính khác, giúp các ngân hàng tạo ra các giải pháp toàn diện hơn cho khách hàng.
Các công ty Fintech có thể tạo động lực phát triển tích cực cho các ngân hàng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vì vậy, khi ứng dụng Fintech vào hoạt động, các ngân hàng cần đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro toàn diện để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức.