Doanh Nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao - Mô hình đưa Hòa Bình tăng trưởng bền vững
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã đưa Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển ổn định. Toàn huyện có hơn 990ha diện tích nuôi tôm, năng suất ổn định, góp phần xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ tôm” của cả nước. Ứng dụng mô hình này đã giúp nâng cao thu nhập người dân, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên làm thay đổi diện mạo địa phương, đồng thời thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
Tiên phong ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm ngành tôm của cả nước, tỉnh Bạc Liêu tập trung phát triển mạnh các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh hiện có gần 120.000ha diện tích thả nuôi tôm, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 7.500ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp 110.950ha.
Với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao giúp hạn chế được dịch bệnh xâm nhập vào khu nuôi, tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước nuôi nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường, mang lại hiệu suất cao. Tôm sẽ có tỷ lệ sống cao, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu, có thể nhân rộng cho các hộ nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ. Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp lớn ở Bạc Liêu rất được các chuyên gia trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đánh giá cao, đến tham quan, học tập và nhân rộng mô hình.
Tiên phong mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Bạc Liêu
Hiện nay, huyện Hòa Bình có tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp và siêu thâm canh lớn nhất tỉnh, tính đến nay trên địa bàn toàn huyện có trên 990ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 4 công ty với diện tích 405ha, còn lại 177 hộ dân với diện tích 586ha. Hòa Bình xác định đây là thế mạnh hàng đầu của huyện.
Nông dân trên địa bàn huyện đã thay đổi tư duy làm kinh tế, thay vì “thả con tép, bắt con tôm”, thay vào đó, muốn bắt con tôm chất lượng phải thả con giống tốt và ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất. Nhiều hộ dân rất thành công với mô hình này và mang về thu nhập cao hàng năm, điển hình như anh Phạm Tiến Thành (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình), anh Đỗ Minh Hải (ấp Toàn Thắng, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình).
Năm 2020, ngành nuôi tôm đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh Covid-19 khiến giá cả, thị trường tôm biến động nhưng tỷ lệ hộ nuôi thành công đạt khá cao. Sản lượng đạt hơn 12.270 tấn, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha và sức hút của loại hình nuôi tôm tại Hòa Bình vẫn không suy giảm.
Hướng đi phát triển bền vững
Với tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp và siêu thâm canh lớn nhất tỉnh, người dân biết áp dụng công nghệ giúp gia tăng năng suất và chất lượng. Hòa Bình sẽ là huyện góp phần đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành tôm cả nước với mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới và giúp người dân yên tâm về sinh kế trước tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay.
Mùa thu hoạch tôm của một hộ dân huyện Hòa Bình
Mục tiêu của huyện trong thời gian tới sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông, lưới điện... phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là ưu tiên vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh. Cũng như khuyến khích và vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất với nông dân theo mô hình chuỗi giá trị từ khâu cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật nuôi đến tiêu thụ nguyên liệu thủy sản.
Bên cạnh đó là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp tỉnh thực hiện một số công trình kết cấu hạ tầng gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tiếp tục đầu tư hệ thống lưới điện phục vụ nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh ở một số tuyến còn thiếu; tích cực mời gọi, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có công nghệ tốt đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường kết hợp với phát triển du lịch.
Giờ đây bộ mặt nông thôn ở các vùng chuyên tôm của huyện Hòa Bình có sự thay đổi rõ nét, nhiều ngôi nhà mái bằng khang trang mọc lên nhờ nhiều vụ nuôi tôm thắng lớn liên tục, mang lại đời sống sung túc cho người dân. Xác định loại hình nuôi tôm siêu thâm canh là khâu đột phá để tăng năng suất, sản lượng, huyện Hòa Bình có chính sách ưu đãi mời gọi đầu tư, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, doanh nghiệp, các trại tôm giống chất lượng đồng hành cùng nông dân Hòa Bình phát triển làm giàu.
Bên cạnh đó huyện Hòa Bình đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu lên Thị xã vào năm 2025. Cùng với thu nhập tăng, đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng và an cư, kinh doanh, thương mại của người dân cũng sẽ có sự thay đổi, chính là nền tảng cho bất động sản khu vực cất cánh.
Hình ảnh thị trấn Hòa Bình khang trang, sung túc, nhộn nhịp
Ngày 19/12 tới đây, Công ty Đất Xanh Miền Tây sẽ phát sóng một chương trình sitetour đặc sắc về Bạc Liêu trong bức tranh đô thị miền Tây – “Vận hội cất cánh” trên Fanpage công ty https://www.facebook.com/datxanhmientay.net. Hành trình lý thú với những điểm đến nổi danh như Nhà công tử Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu, cánh đồng điện gió, khu nuôi tôm công nghệ cao… để thấy sự chuyển mình kinh tế mạnh mẽ, đô thị khoác diện mạo mới. Đặc biệt là tiềm năng về bất động sản, và khám phá về dự án tiêu biểu, được đánh giá tiềm năng nhất huyện Hòa Bình, đó là dự án Khu dân cư ven sông Hòa Bình.
Tham khảo virtual 360 tại https://vr360.com.vn/projects/hoabinh-riverside/
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế vừa đảm bảo nguồn thu vừa thúc đẩy sản xuất phát triển
- Đại hội trù bị đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024
- Ông Triệu Trung Hiếu được bổ nhiệm Giám đốc BHXH tỉnh
- Khởi động Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và giảm phát thải
- Tỷ phú nuôi nghêu - Huỳnh Mừng Em: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024