Đời sống - Xã hội
Hẩm hiu nghề chạy xe ôm truyền thống
Sự phát triển nở rộ của dịch vụ xe ôm công nghệ những năm gần đây khiến thị trường xe ôm truyền thống ngày càng “teo tóp”, bấp bênh. Tuy nhiên, vì gánh nặng mưu sinh, nhiều người vẫn không quản ngày đêm bám trụ với nghề, mong kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình.
Thu nhập từ nghề chạy xe ôm truyền thống ngày càng ít ỏi. Ảnh: T.L
Đều đặn mỗi ngày, khoảng 8 giờ sáng, ông Phước Thành (Phường 7, TP. Bạc Liêu) lại bắt đầu hành trình tìm miếng cơm, manh áo với chiếc xe cà tàng tại góc đường Hai Bà Trưng (Phường 3). Gần 30 năm gắn chặt cuộc đời với nghề chạy xe ôm, dù sức khỏe ngày một yếu, ông vẫn bám trụ với nghề để lo chi phí sinh hoạt hằng ngày. “Lượng khách đi xe ôm truyền thống ngày càng giảm, hôm nào đắt khách thì kiếm được 100.000 - 200.000 đồng, có hôm chỉ được vài chục ngàn đủ trả tiền xăng và tiền ăn trong ngày. Có bữa, tôi về mà trong túi không có đồng nào”, ông Thành chia sẻ.
Thời điểm hiện tại, khi các phương tiện giao thông công cộng quá phổ biến, từ taxi, xe khách đến xe ôm công nghệ hoạt động 24/24 giờ, mọi người có nhiều lựa chọn cách thức di chuyển phù hợp. Nhiều người bắt kịp xu thế đã chuyển sang làm xe ôm công nghệ. Thế nhưng với người lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn vừa không rành sử dụng điện thoại thông minh, phương tiện lại cũ kỹ thì chuyển đổi hình thức là một vấn đề khó khăn.
Dẫu biết rằng quy luật đào thải là quy luật tất yếu của xã hội nhưng vẫn cảm thương cho những bác xe ôm truyền thống, dầm mưa dãi nắng để mưu sinh lo cho gia đình và giờ đây lại đứng trước những khó khăn mới khi công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Thùy Lâm
- Tạo nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn
- Bạc Liêu: Định hình phát triển từ những quyết sách
- Thăm, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Hòa Bình
- Giải Bóng bàn các CLB tỉnh Bạc Liêu mở rộng năm 2025 tranh Cúp Báo Bạc Liêu: Thành công tốt đẹp!
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri 2 huyện Hồng Dân và Phước Long