Đồng hành cùng nhà nông

Biện pháp giúp cây lúa bị ngập úng nhanh hồi phục

Thứ Sáu, 04/11/2016 | 15:22

Hiện nay, mưa kéo dài đã gây ngập úng cục bộ một số khu vực ruộng trũng, thấp. Để lúa bị ngập úng hồi phục nhanh, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn nông dân cách làm như sau:

 

* Kiểm tra lúa và rút nước

Đối với những ruộng lúa mới sạ, bị ngập nặng thì khẩn trương tiêu thoát nước ra khỏi ruộng. Kiểm tra bộ rễ, thân lá cây lúa có bị thối không. Nếu thấy rễ lúa có màu trắng hoặc trắng hơi vàng, thân mềm, lá mềm nhưng chưa bị thối thì không nên rút cạn nước, mà để mực nước từ 1 - 3cm, sau 3 - 5 ngày cây lúa sẽ hồi phục.

* Bón phân giúp lúa hồi phục

Sau khi rút nước, sử dụng phân bón có tác dụng kích thích rễ mới ra, làm giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ trên lúa, giúp lúa mau đẻ nhánh.

Sử dụng phân bón gốc (để rải) hoặc phân bón qua lá (để phun) như: Superhumic, Superhumate, Khumate, Comcat…

Kiểm tra sau khi phun từ 4 - 5 ngày, nếu rễ mới chưa ra thì phun (bón phân) lần 2.

Khi bón phân từ 7 - 10 ngày, thấy cây lúa ra thêm được lá non, gốc lúa ra nhiều rễ mới màu trắng, thì bón thúc phân hóa học. Sử dụng các loại phân dễ hòa tan, dễ hấp thu như phân lân (DAP), đạm (urê), trộn với phân có chứa kali, silic… để giúp cây lúa hồi phục nhanh, đẻ nhánh khỏe. Khi lúa đẻ nhánh rộ thì dặm sớm để tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, tăng năng suất lúa.

* Lưu ý

Tuyệt đối không bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút. Xử lý bằng một trong các loại phân bón lá nêu trên, nếu thấy lúa ra lá non và rễ mới thì mới bón phân trở lại.

M.C

(Theo tài liệu Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.