Đồng hành cùng nhà nông
Biện pháp giúp lúa thu đông bị ngập úng nhanh hồi phục
Thời gian qua, ảnh hưởng mưa bão đã làm cho nhiều diện tích lúa thu đông bị ngập úng và thiệt hại. Để lúa bị ngập úng hồi phục nhanh, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn nông dân cách làm như sau:
Kiểm tra lúa và rút nước
Đối với những ruộng lúa mới sạ, bị ngập nặng thì khẩn trương tiêu thoát nước ra khỏi ruộng. Kiểm tra bộ rễ, thân lá cây lúa có bị thối không. Nếu thấy rễ lúa có màu trắng hoặc trắng hơi vàng, thân mềm, lá mềm nhưng chưa bị thối thì không nên rút cạn nước, mà để mực nước từ 1 - 3cm, sau 3 - 5 ngày cây lúa sẽ hồi phục.
Trà lúa thu đông được phục hồi sau khi xổ nước chống ngập. Ảnh: M.Đ
Bón phân giúp lúa hồi phục
Sau khi rút nước, sử dụng phân bón có tác dụng kích thích rễ mới ra, làm giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ trên lúa, giúp cây lúa mau đẻ nhánh.
Sử dụng phân bón gốc (để rải) hoặc phân bón qua lá (để phun).
Kiểm tra sau khi phun từ 4 - 5 ngày, nếu rễ mới chưa ra thì phun (bón phân) lần 2.
Khi bón phân từ 7 - 10 ngày, thấy cây lúa ra thêm được lá non, gốc lúa ra nhiều rễ mới màu trắng thì bón thúc phân hóa học. Sử dụng các loại phân dễ hòa tan, dễ hấp thu như phân lân (DAP), đạm (urê), trộn với phân có chứa kali… để giúp cây lúa hồi phục nhanh, đẻ nhánh khỏe. Khi lúa đẻ nhánh rộ thì dặm sớm để tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, tăng năng suất lúa.
Lưu ý: Tuyệt đối không bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút. Xử lý các loại phân bón lá, nếu thấy lúa ra lá non và rễ mới thì mới bón phân trở lại.
M.C (lược trích)
- Phát hiện, thu giữ gần 2.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
- Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”
- LĐLĐ tỉnh: Hỗ trợ hơn 3.300 đoàn viên khó khăn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Hội LHPN tỉnh: Trao vốn cho hội viên và thăm mô hình kinh tế tại huyện Đông Hải
- Huyện Đông Hải: Thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024