Đồng hành cùng nhà nông
Các giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã công nhận và đưa vào sản xuất 50 giống lúa, gồm: các giống cực ngắn ngày, giống chịu mặn, chịu hạn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhóm giống lúa cực ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh: Một số giống lúa trong nhóm này có nhiều đặc tính ưu việt như giống OM5451 có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày; chống chịu rầy nâu, đạo ôn cấp 5; năng suất 6 - 8 tấn/ha; phẩm chất gạo tốt.
Nhóm giống lúa chịu mặn: Gồm các giống có thời gian sinh trưởng từ 85 - 110 ngày, như OM 5464, OM 5166, OM9916, OM9921, OM9584, OM9577 và OM9579. Các giống này đều có khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo ở nồng độ muối 4 - 6‰; năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong đó, giống có khả năng chịu khô hạn tốt nhất là OM5464. Hay giống OM8017 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khỏe, năng suất 7 - 9 tấn/ha; chất lượng gạo tốt, cơm mềm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu...
Nhóm giống lúa chịu hạn: Gồm các giống lúa OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677, có thời gian sinh trưởng từ 85 - 110 ngày, có khả năng chịu khô hạn từ cấp 1 đến cấp 3 (ở giai đoạn mạ và giai đoạn trỗ), năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hai giống OM6162 và OM7347 là giống lúa thơm, chất lượng cao, ngoài khả năng chịu hạn tốt còn có khả năng chịu được phèn mặn.
M.C (lược trích)
- Cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất - kinh doanh
- Hiểu đúng về nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ % hưởng lương hưu
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường thực hiện giải pháp giảm lãi suất
- Thay đổi giấy tờ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính sẽ không phải chịu phí
- Nhiều cây xanh bị "bức tử": Ai chịu trách nhiệm?