Đồng hành cùng nhà nông
Cách làm giảm mặn, phèn các ruộng lúa trên đất nuôi tôm
Trước tình hình nắng hạn kéo dài nên xảy ra nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ các trà lúa, trong đó có lúa trên đất nuôi tôm. Vì vậy, nông dân phải thường xuyên chú ý theo dõi thông tin trên báo, đài về tình hình mưa muộn và trái mùa, hiện tượng xâm nhập mặn để kiểm tra độ mặn trong ruộng lúa, độ mặn trên kênh mương, có biện pháp khắc phục trước khi lúa bị ảnh hưởng mặn.
* Nếu độ mặn trên kênh mương thấp hơn độ mặn trong ruộng cây lúa sống được (1 - 2.5%o), khi bơm nước vào ruộng phải đảm bảo mực nước cao từ 15 - 20cm nhằm hạn chế nước ruộng quá nóng và dễ bị xì phèn, mặn từ tầng dưới đưa lên tầng mặt gây ngộ độc cho lúa.
* Gia cố bờ bao. Nếu có mưa lớn hoặc thấy nước dưới kênh, mương đủ ngọt thì nên bơm nước ngọt vào ruộng rửa mặn và dự trữ. Chú ý: chỉ bơm phần nước ngọt trên mặt, bởi nước mặn nằm ở tầng dưới. Thường xuyên bón vôi bột kết hợp với thay nước, xả bỏ nước mặn cho ruộng lúa.
* Đối với các ruộng lúa đã chết, khi nông dân nuôi tôm trở lại cần phải gia cố bờ bao, thường xuyên kiểm soát, không được để nước mặn làm ảnh hưởng các ruộng lúa bên cạnh.
* Bón phân hợp lý cho lúa:
- Giai đoạn ngay sau khi sạ: Sử dụng phân giảm, hạ phèn, mặn như: phân lân (lân hạ phèn Đầu Trâu, lân vôi Đầu Trâu, Superlân, DAP) hoặc phân có chứa hàm lượng canxi cao như CaO, CaCO3, CaSO4.
- Giai đoạn sau khi sạ từ 10 - 15 ngày: Sử dụng phân để kích thích lúa đẻ nhánh cần bón các loại phân sau: Superhumic, Hydrophos, Comcat, Khumate…
- Giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng (30 - 60 ngày sau sạ).
Bón phân NPK có hàm lượng kali cao như NPK (20.20.15) hoặc phân kali như KCL. Kết hợp rải hoặc phun phân bón lá có chứa hàm lượng Silic cao: Super Silic +TE, Hoptricasi, kalisilic nhằm nâng cao sức chống chịu mặn và chống các loại sâu bệnh (đạo ôn rầy nâu) giúp lúa đẻ nhánh, làm đòng tốt.
- Giai đoạn trước và sau khi trổ bông (70 - 80 ngày sau sạ): Sử dụng phân có chứa chất trung vi lượng như: BO, Cu, Mg… giúp lúa trổ bông, thụ phấn và chín tốt. Ngoài ra, nếu phát hiện lúa có khả năng bị ngộ độc mặn, phải xử lý ngay theo phương pháp: Bón vôi bột cho lúa liều lượng khoảng 30 - 50 kg/công, kết hợp với thay nước xả bỏ nước mặn, bổ sung nước ngọt từ kênh, mương. Có tác dụng gia tăng khả năng hút nước ngọt, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển muối mặn từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.
Th.S Trần Văn Na
(Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh)
- Bạc Liêu có 4/50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
- Gần 700 học sinh, sinh viên, thanh niên và người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm tỉnh
- Giặt đồ trên ghe, một thanh niên rơi xuống sông tử vong
- Khởi tranh Giải bóng đá các CLB tỉnh Bạc Liêu tranh Cúp Tôn thép Hòa Phát năm 2024
- Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử 3 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau