Đồng hành cùng nhà nông
Cách nhận biết gia cầm nhiễm cúm A/H5N1
* BIỂU HIỆN BỆNH
- Đối với gà: Ủ rũ, xù lông, bỏ ăn, sốt cao, thở khó. Bệnh phát nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi; da, đầu màu tím bầm. Đầu, tích sưng, xung quanh mí mắt phù thủng, một số con có triệu chứng thần kinh, co giật; vùng da ức và đầu có xuất huyết.
- Đối với vịt: Ủ rũ, bỏ ăn. Trong miệng có nhiều dịch nhờn; phân loãng màu trắng, xanh; mắt kéo mây màu trắng đục. Vịt có triệu chứng thần kinh, hai chân co giật, ngoẹo đầu, bơi quay tròn dưới nước.
* BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH:
Phải chọn giống gia cầm tốt, biết rõ nguồn gốc. Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc-xin. Thực hiện tốt việc vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm. Thường xuyên quét dọn, thu gom phân, đem chôn hoặc đốt cháy chất độn chuồng để giữ chuồng trại sạch sẽ. Định kỳ sát trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh; hạn chế người và động vật khác tiếp xúc với gia cầm. Khi thời tiết thay đổi nên sử dụng vitamin pha nước cho gia cầm uống liên tục 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng…
M.C
(trích tài liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh)
- Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Gần 200 võ sinh thi thăng đẳng môn Vovinam
- Quay hình chương trình đờn ca tài tử năm 2025
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và các cơ sở Phật giáo
- Hơn 300 đoàn viên, công nhân viên chức, lao động tham gia Hội thao chào mừng Tháng Công nhân