Đồng hành cùng nhà nông
Cách phòng trừ rầy nâu
Rầy nâu gây hại từ giai đoạn sạ đến khi sắp thu hoạch bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ... Rầy sinh sống và gây hại chủ yếu nơi gốc lúa, đẻ trứng ở bẹ và gân lá, 2 - 3 ngày lột xác một lần, vòng đời khoảng 25 - 28 ngày.
Rầy có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài. Rầy trưởng thành thích ánh sáng đèn. Khi ruộng hết thức ăn hay điều kiện thời tiết không thuận lợi, rầy sẽ di cư (vào ban đêm). Lúa thiệt hại do cháy rầy không có thuốc trị. Rầy non và rầy trưởng thành đều có khả năng truyền vi-rút.
Thời gian ủ bệnh trên lúa tùy vào giống và giai đoạn bị nhiễm bệnh. Nhìn chung, giai đoạn lúa nhiễm bệnh càng sớm (khoảng 1 tháng sau khi sạ - lúa ngắn ngày), thời gian ủ bệnh càng ngắn và thiệt hại càng nặng.
Quản lý rầy nâu và bệnh vi-rút trên lúa bao gồm biện pháp tổng hợp như: hạn chế trồng giống nhiễm; gieo sạ đồng loạt (né rầy) theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; không sạ, cấy dày; vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét; thả vịt ăn rầy (nếu điều kiện cho phép); nâng mực nước trên ruộng để diệt trứng. Cần thăm đồng thường xuyên, nhất là giai đoạn đầu 1 tháng sau sạ, chú ý trừ rầy giai đoạn mạ. Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng; phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật như: Butyl 10WP, 400SC, Bascide 50EC, Schezgold 500WG, hoặc Sairifos 585EC (dập dịch) theo phương pháp “4 đúng”.
M.C (trích tài liệu Viện lúa ĐBSCL)
- Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả
- Dự án mở rộng đường vào di tích lịch sử quốc gia gia đặc biệt có nguy cơ chậm tiến độ!
- Quy định quản lý đường giao thông trên địa bàn Bạc Liêu
- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia
- Xuất khẩu gạo quý 1/2025 đạt hơn 2,2 triệu tấn